Dự báo hàng hóa là một vấn đề phức tạp, mức độ chính xác chỉ tương đối, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tình hình dịch bệnh, thời tiết…Đối với Công ty Long Sinh, khâu dự báo vẫn chưa hình thành rõ nét và chưa chú trọng vào việc xử lý các số liệu trong công tác dự báo. Hiện nay, Công ty thường căn cứ vào một số nhân tố sau để dự báo hàng hóa:
Kế hoạch doanh số đề ra cho mùa vụ tháng sau.
Kế hoạch tiêu thụ hàng hóa dựa vào đơn đặt hàng của những năm trước của những bạn hàng quen thuộc.
Những thông tin về nhu cầu tiêu thụ do đội ngũ nhân viên thị trường tại địa bàn báo cáo.
Mức tiêu thụ hàng tháng, hàng quý, hàng năm so với các kỳ trước đó. Các thông tin của Bộ Thủy Sản, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn. Các thông tin về thời tiết, khí hậu, thiên tai, tình hình bệnh dịch.
Nhận xét:
Ưu điểm của hình thức dự báo này là ít tốn kém trong việc điều tra nhu cầu thị trường, tận dụng được triệt để các mối quan hệ và những thông tin có sẵn.
Tuy nhiên, phương pháp dự báo này cũng còn tồn tại nhiều nhược điểm như: + Nhu cầu của người dân là khác nhau vào mỗi mùa vụ, tùy vào tình hình thời tiết, dịch bệnh, loại thủy sản được thả nuôi…Trong khi đó, những thông tin về thời tiết, dịch bệnh do Bộ Thủy sản, Bộ NN&PTNT đưa ra là mang tính chất dự báo chung, chứ không phải là thông tin riêng biệt, cụ thể cho từng khu vực nhỏ, lẻ.
Do đó, Công ty khó có thể dự báo được nhu cầu của người dân một cách chính xác nếu chỉ dựa vào các thông tin này, hoặc dựa vào kinh nghiệm về mức tiêu thụ của thời gian trước đó.
+ Người dân có thể có nhu cầu về TTYTS của công ty, nhưng đối thủ cạnh tranh có khả năng giành mất thị trường của công ty do sự vượt trội hơn về giá cả, chính sách ưu đãi, chất lượng sản phẩm…nhưng do Công ty không tiến hành nghiên cứu nhu cầu tại thị trường nên không nắm bắt được.