Cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động SXKD của Công ty TNHH

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ thuốc thú y thủy sản của Công ty TNHH Long Sinh (Trang 46)

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Long Sinh

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính công ty TNHH Long Sinh.

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Bộ phận Kinh doanh Bộ phận Hành chính quản trị Bộ phận Sản xuất BAN CỐ VẤN Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh Chi nhánh Tp. Đà Nẵng Bộ phận Thuốc thú y thủy sản Bộ phận Phân bón lá Bộ phận Thức ăn tôm Phòng Kế Toán Phòng Quản lý kinh doanh Phòng Kỹ Thuật Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Tổ chức hành chính Phòng Thu mua Phân xưởng Hàng nhập khẩu Phân xưởng Phân bón lá

Phân xưởng Thuốc thú y thủy sản Phân xưởng Bột cá Phòng Môi Trường Phòng KCS Hóa nghiệm Bộ phận Cơ khí điện nước Bộ phận Thủ Kho Giao nhận Phòng Marketing

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Từ năm 2002 Công ty TNHH Long Sinh đã chuyển đổi cơ cấu quản lý Ban Giám đốc thành cơ cấu quản lý theo Ban Tổng giám đốc.

Dưới Hội đồng thành viên là Ban Tổng giám đốc bao gồm một Tổng giám đốc và hai Phó tổng giám đốc. Đây có thể xem là những nhà quản lý cao nhất tại Công ty có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động diễn ra tại Công ty và chịu mọi trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD tại công ty.

Ban Cố vấn cho công ty gồm các chuyên gia nước ngoài, chuyên cố vấn cho Ban Tổng giám đốc các vấn đề chuyên môn về hoạt động SXKD của Công ty.

Công ty có ba bộ phận chính bao gồm:

- Bộ phận quản trị hành chính do Tổng giám đốc phụ trách gồm các phòng ban chức năng: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế toán, Phòng quản lý kinh doanh, Phòng kỹ thuật, Phòng xuất nhập khẩu, Phòng thu mua, Phòng Marketing. Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm thực hiện tốt công việc được giao góp phần hoàn thành tốt mọi mục tiêu chiến lược của Công ty.

- Bộ phận kinh doanh do Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc kinh doanh phụ trách quản lý các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, và các bộ phận kinh doanh TTYTS, phân bón lá sinh học, thức ăn tôm giống và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Mỗi bộ phận kinh doanh có trách nhiệm quản lý kinh doanh khắp các khu vực Bắc, Trung, Nam.

- Bộ phận sản xuất do Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc sản xuất phụ trách, gồm các Phòng KCS & hóa nghiệm, Phòng môi trường, Bộ phận thủ kho và giao nhận, Bộ phận cơ khí điện nước và các Phân xưởng sản xuất bột cá, TTYTS, phân bón lá sinh học và Phân xưởng đóng gói hàng nhập khẩu.

2.1.3.3 Tổng quan về các mặt hàng SXKD chủ yếu của công ty

2.1.3.3.1 Bột cá

Đây là sản phẩm mà công ty mới đưa vào SXKD vào năm 2006. Công ty tiến hành thu mua nguyên liệu tươi về và tiến hành chế biến xay nhỏ thành thành phẩm và bán ra thị trường. Đây là những nguyên liệu cần thiết để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Công ty không trực tiếp chế biến các loại thức ăn chăn nuôi nhưng là một trong những nhà cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi.

2.1.3.3.2 Phân bón lá sinh học

Sản phẩm phân bón lá của công ty được chia làm ba nhóm chủ yếu: Nhóm phát triển rễ, nhóm kích thích cây ra hoa đậu trái và nhóm tăng sức đề kháng cho cây.

Hiện nay sản phẩm phân bón lá là một trong những sản phẩm có mức doanh thu khá cao và đóng góp lớn vào tổng doanh thu của công ty. Đây là một sản phẩm khá mới mẻ, mỗi nhóm sản phẩm lại có rất nhiều loại phù hợp với từng loại cây trồng cụ thể nên rất được người nông dân tin dùng.

2.1.3.3.3 Thuốc thú y thuỷ sản

TTYTS cũng là một trong những sản phẩm chủ lực tuy nhiên trong thời gian gần đây công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD sản phẩm này.

Công ty bắt đầu sản xuất sản phẩm TTYTS từ năm 1999, đây có thể nói là một trong những sản phẩm được công ty tiến hành sản xuất từ rất sớm và nó cũng là một trong những mặt hàng chủ lực mang lại doanh thu chủ yếu của Công ty. Sản phẩm TTYTS của Công ty cũng chia làm bốn nhóm chính:

- Nhóm men vi sinh: Đây là nhóm thuốc bổ sung các vi sinh vật có lợi cho nước, giúp phân hủy các chất mùn làm trong sạch nguồn nước.

- Nhóm hoá chất: Cung cấp các chất kháng thể điều trị một số bệnh cho tôm, làm cho tôm khoẻ mạnh, bóng mượt kéo dài thời gian sống của tôm.

- Nhóm Vitamin: Nhóm này chủ yếu cung cấp cho tôm sức đề kháng, kích thích tôm bắt mồi, trưởng thành nhanh phát triển đồng đều, tăng sức sống của tôm.

- Nhóm khoáng chất: Nhóm này chủ yếu dùng cải tạo môi trường nước, bảo vệ môi trường đáy ao, ổn định lượng sinh vật phù du trong ao, diệt cá tạp và các sinh vật gây hại trong ao, ngăn ngừa các bệnh do ký sinh trùng gây nên.

Tùy theo mỗi nhóm có những sản phẩm cụ thể khác nhau, tùy theo điều kiện của từng cơ sở chăn nuôi, tùy từng giai đoạn phát triển của các loại thủy sản và tùy từng loại bệnh khác nhau mà có những sản phẩm phù hợp.

2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn hiện nay của công ty 2.1.4.1 Thuận lợi 2.1.4.1 Thuận lợi

Là một doanh nghiệp có hơn 14 năm SXKD trong ngành nên Công ty có một bề dày kinh nghiệm và uy tín trên thị trường, từ đó có những am hiểu nhất định đối với mặt hàng mà mình kinh doanh. Đây là một lợi thế rất lớn mà không phải công ty nào cũng có.

Tình hình hoạt động của Công ty khá ổn định. Các nguồn lực về trí tuệ con người, cơ sở vật chất tài chính uy tín của Công ty trên thị trường khá lớn mạnh, đồng thời Công ty lại SXKD tại khu công nghiệp Suối Dầu nên hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách của nhà nước cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Hơn nữa hiện nay nhà nước ta đã có những thay đổi về cơ chế chính sách tạo điều kiện cho Công ty đầu tư mở rộng quan hệ kinh doanh trong và ngoài nước thu hút các nguồn lực phục vụ cho việc phát triển của Công ty.

Công ty đã tổ chức được một bộ máy nhân sự hoạt động có hiệu quả từ trên xuống. Môi trường làm việc thân thiện giữa các nhân viên tạo điều kiện cho họ học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác Công ty SXKD tại khu công nghiệp được Nhà nước ưu đãi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu từ đó tạo điều kiện cho Công ty tích luỹ và hoạt động có hiệu quả hơn.

Công ty đặt tại khu công nghiệp Suối Dầu, đây là một vị trí khá thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá giao dịch khắp cả nước.

Như vậy đối với Công ty TNHH Long Sinh, dựa vào những thuận lợi sẵn có cố gắng phát huy những lợi thế của mình để khắc phục những khó khăn vươn lên kinh doanh ngày càng có hiệu quả trở thành một trong những Công ty lớn trong khu vực.

2.1.4.2 Khó khăn

Về tổ chức quản lý: Công ty được thành lập đến nay đã hơn 14 năm, đây không phải là một khoảng thời gian ngắn những cũng không quá dài để một doanh nghiệp có thể phát triển toàn diện vì thế cơ cấu tổ chức còn mới mẻ, đội ngũ nhân viên trẻ và thiếu kinh nghiệm cũng là một trong những khó khăn của Công ty.

Về hoạt động kinh doanh: Nước ta vừa chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường không bao lâu nên chính sách pháp luật chưa hoàn thiện hơn nữa sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đối với ngành hàng này cũng là một trở ngại không nhỏ cho Công ty. Gần đây lại có rất nhiều công ty tham gia hoạt động SXKD sản phẩm này nên Công ty càng bị cạnh tranh gay gắt hơn.

Mặt hàng kinh doanh của Công ty là loại mặt hàng khá nhạy cảm liên quan đến sức khoẻ người tiêu dùng, thường xuyên phải phụ thuộc vào những thay đổi từ chính phủ cụ thể là Bộ Thuỷ sản và những quy định của của các nước trên thế giới. Đây cũng là một vấn đề đòi hỏi Công ty phải có sự chuẩn bị thay đổi khi cần thiết.

Công ty SXKD khá xa thành phố, vì vậy cũng khó thu hút được nguồn lao động có chất lượng cao. Với những khó khăn và thuận lợi sẵn có, Công ty cũng đã xác định cho mình một phương hướng phát triển trong tương lai.

2.1.4.3 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: Về kế hoạch kinh doanh. Về kế hoạch kinh doanh.

- Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh hiện tại, đồng thời tiếp tục phát triển thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và tiêu cực, đẩy mạnh hoạt động thị trường, tìm kiếm những nguồn hàng mới và khách hàng mới.

- Tăng cường công tác xúc tiến bán hàng, áp dụng nhiều hình thức ưu đãi nhằm giữ chân khách hàng cũ và lôi kéo thêm khách hàng mới bằng một số phương pháp cụ thể như: chiết khấu bán hàng, bán hàng trả tiền chậm…đối với khách hàng mua với số lượng lớn. Tăng cường hoạt động khuyến mãi để khuếch trương danh tiếng, uy tín và đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ…

- Công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động marketing để thúc đẩy việc trao đổi và phân phối hàng hóa thuận tiện hơn; đồng thời tiếp nhận và tư vấn tốt cho khách hàng những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất, nuôi trồng các sản phẩm thủy sản.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu để tìm kiếm những sản phẩm mới nhằm phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của Công ty.

Hoạt động tài chính.

- Tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ, triển khai tốt các quy định trong hoạt động tài chính, thực hiện tốt các qui định về hóa đơn. Tích cực rà soát các

nghiệp vụ về công nợ, các khoản phải thu, phải trả. Đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả.

- Kiểm soát chặt chẽ chi phí kinh doanh và quản lý trong toàn bộ Công ty, đưa ra các biện pháp tiết kiệm và kiểm soát các chi phí hợp lý. Thực hiện kiểm soát chi phí theo từng tháng tại các phòng ban và trên toàn hệ thống nhằm cắt giảm các chi phí không hợp lý, gây lãng phí cho Công ty.

- Đào tạo tại chỗ nghiệp vụ tổng hợp cho một số cán bộ, phát huy tốt trình độ nghiệp vụ và thực hiện các báo cáo tổng hợp, phân tích đánh giá về tình hình tài chính của Công ty.

Hoạt động quản lý.

- Hoàn thành công tác cải tiến quản lý tại các bộ phận, phòng ban chức năng; rà soát, kịp thời thay đổi, điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Công ty cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện chương trình cải tiến hệ thống phân phối: Xây dựng các quy trình phối hợp giữa các đơn vị kinh doanh đại lý cấp I, cấp II và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhanh chóng giải quyết những thắc mắc của khách hàng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Với phương châm: “Sinh lợi lâu bền” Công ty luôn nỗ lực để phấn đấu nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học mới; đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để tạo ra những sản phẩm phục vụ tốt hơn cho ngành nuôi trồng thủy sản và ngành nông nghiệp.

2.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP

43

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tỷ lệ Năm 2011 Chênh lệch Tỷ lệ

1. Doanh thu bán hàng 74,588,918,822 76,533,253,091 1,944,334,269 2.61 118,509,383,458 41,976,130,367 54.85

2. Các khoản giảm trừ 737,812,855 580,863,231 (156,949,624) (21.27) 521,850,973 (59,012,258) (10.16)

3. Doanh thu thuần 73,851,105,967 75,952,389,860 2,101,283,893 2.85 117,987,532,485 42,035,142,625 55.34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Giá vốn hàng bán 56,698,819,276 59,183,519,742 2,484,700,466 4.38 95,956,221,820 36,772,702,078 62.13

5. Lợi nhuận gộp 17,152,286,691 16,768,870,118 (383,416,573) (2.24) 22,031,310,665 5,262,440,547 31.38

6. Doanh thu từ hoạt động tài chính 748,569,130 588,228,600 (160,340,530) (21.42) 479,829,012 (108,399,588) (18.43)

7. Chi phí tài chính 1,345,582,481 2,044,581,904 698,999,423 51.95 1,666,421,977 (378,159,927) (18.50)

trong đó: Chi phí lãi vay 520,104,959 1,060,906,741 540,801,782 103.98 479,160,803 (581,745,938) (54.83)

8. Chi phí bán hàng 8,290,277,706 8,895,634,959 605,357,253 7.30 8,897,676,359 2,041,400 0.02

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,403,121,874 3,294,218,845 891,096,971 37.08 3,483,827,118 189,608,273 5.76

10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 5,861,873,760 3,122,663,010 (2,739,210,750) (46.73) 8,463,214,223 5,340,551,213 171.03

11. Thu nhập khác 76,008,619 6,997,188 (69,011,431) (90.79) 0 (6,997,188) (100.00)

12. Chi phí khác 699,460,384 1,272,004,536 572,544,152 81.86 1,471,971,959 199,967,423 15.72

13. Lợi nhuận(Lỗ) khác (623,451,765) (1,265,007,348) (641,555,583) 102.90 (1,471,971,959) (206,964,611) 16.36

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5,238,421,995 1,857,655,662 (3,380,766,333) (64.54) 6,991,242,264 5,133,586,602 276.35

15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 484,647,061 352,064,893 (132,582,168) (27.36) 1,056,708,318 704,643,425 200.15

16. Lợi nhuận sau thuế 4,753,774,934 1,505,590,769 (3,248,184,165) (68.33) 5,934,533,946 4,428,943,177 294.17

Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Long Sinh có nhiều biến động. Doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm, năm 2009 là 74.588.918.822 đồng, năm 2010 là 76.533.253.091 đồng, tức là tăng 1.944.334.269 đồng, tương ứng với tăng 2,61% so với năm 2009. Đến năm 2011, doanh thu của công ty đã tăng lên 118.509.383.458 đồng, tăng 54,85% so với năm 2010.

Mặc dù doanh thu của Công ty tăng nhưng các khoản giảm trừ doanh thu lại giảm đáng kể. Năm 2009 các khoản giảm trừ doanh thu là 737.812.855 đồng, đến năm 2010 giảm xuống còn 580.863.231 đồng và năm 2011 là 521.850.973 đồng. Như vậy, đây là dấu hiệu tốt góp phần làm cho lợi nhuận của Công ty tăng lên.

Doanh thu tăng cao nhưng đồng thời giá vốn hàng bán cũng tăng cao đáng kể. Giá vốn hàng bán năm 2009 là 56.698.819.276 đồng, năm 2010 là 59.183.519.742 đồng, tăng 4.38 % so với năm 2009. Đến năm 2011, giá vốn hàng bán là 95.956.221.820 đồng, tăng lên 36.772.702.078 đồng so với năm 2010, tương đương 62,13%. Nguyên nhân chính là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng trong bối cảnh lạm phát ngày càng gia tăng.

Chi phí tài chính của Công ty năm 2010 tăng 698.999.423 đồng, tương đương tăng gần 52% so với năm 2009. Việc chi phí tài chính tăng lên là do trong thời gian này Công ty đang tiến hành huy động vốn bằng hình thức vay, với mục đích xây dựng nhà kho và mở rộng thêm xưởng sản xuất. Năm 2011, chi phí tài chính của Công ty đã giảm xuống còn 1.666.421.977 đồng, giảm 18,5% so với năm 2010. Nguyên nhân chính của việc giảm chi phí này là do doanh nghiệp đã cắt giảm hơn 50% chi phí lãi vay so với năm 2010 trong bối cảnh lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao.

Chi phí quản lý của Công ty năm 2010 là 3.294.218.845 đồng, tăng 891.096.971 đồng so với năm 2009, tương đương tăng 37,08%. Đến năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp tuy có giảm, nhưng không đáng kể, và vẫn giữ được mức ổn định so với năm 2010. Điều này cho thấy Công ty rất chú trọng đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù trong 3 năm trở lại đây, tình hình kinh tế rất khó khăn nhưng Công ty đã tận dụng tốt những thuận lợi sẵn có của mình để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hiện nay, Công ty đã và đang dần tạo cho mình một thương hiệu có uy tín trên thị trường cả trong và ngoài nước. Và với sự đoàn kết, nhất trí cao của toàn thể cán bộ, công nhân viên, Công ty đã vượt qua những khó khăn và trở thành một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các mặt hàng phục vụ trong ngành nông, ngư nghiệp.

2.2.2 Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:

2.2.2.1 Phân tích tỷ số khả năng thanh toán của Công ty, năm 2008-2010 Bảng 2.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Bảng 2.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ thuốc thú y thủy sản của Công ty TNHH Long Sinh (Trang 46)