Công nghệ sản xuất vắcxin EV71 tiềm năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắcxin phòng bệnh tay chân miệng EV71 ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 39)

Kết quả chung cho thấy các vắcxin toàn hạt vi rút bất hoạt cho tính sinh miễn dịch cao hơn so với vắcxin VP1 tái tổ hợp và vắcxin ADN [32]. Đồng thời vắcxin EV71 sống giảm độc lực uống cần có một quy trình giảm độc lực triệt để hơn để đảm bảo tính ổn định của hệ gen trước khi sử dụng cho thử nghiệm lâm sàng, nên dạng vắcxin toàn hạt virút bất hoạt là lựa chọn khả thi nhất trong giai đoạn hiện nay. Với việc bảo tồn cấu trúc bậc 3 của protein đối với vắcxin bất hoạt bằng formaldehyde tốt hơn so với phương pháp bất hoạt nhiệt nên vắcxin phòng EV71 bất hoạt bằng formaldehyde được xem là dạng vắcxin dự tuyển tiềm năng đối với việc dự phòng EV71 [23]. Hiện toàn bộ các vắcxin dự tuyển đang và sẽ được tiến hành thử nghiệm lâm sàng đều là

các vắcxin toàn hạt virút bất hoạt. Vào tháng 5 năm 2011 công ty Sinovac Biotech, Trung Quốc đã công bố kết quả thực địa lâm sàng giai đoạn I của vắcxin phòng bệnh tay chân miệng EV71 toàn hạt virút bất hoạt cũng đã cho kết quả tốt về tính an toàn và hiệu lực bảo vệ trên người tình nguyện. Đầu năm 2012, Công ty phát triển văcxin Inviragen kết hợp với hệ thống y tế thuộc Đại học Quốc gia Singapore cùng Trường Giáo dục y khoa Duke-NUS cũng thông báo cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu của vắcxin INV21 phòng EV71 cho kết quả khả quan. Vắcxin INV21 đã chứng minh được tính sinh miễn dịch qua thử nghiệm lâm sàng trên đối tượng người lớn. INV21 là vắcxin bất hoạt toàn hạt virút, có độ tinh khiết cao, sản xuất từ chủng EV71 độc quyền, sử dụng công nghệ nuôi cấy trên tế bào Vero và có thể tạo ra phản ứng miễn dịch chéo với một số chủng thuộc nhóm gen EV71 lưu hành phổ biến. Thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em dự kiến sẽ thực hiện vào cuối năm 2012 [16], [31].

Do vậy, việc lựa chọn công nghệ sản xuất văcxin toàn hạt virút bất hoạt bằng formaldehyde là một công nghệ khả thi đảm bảo sớm cho ra đời vắcxin EV71 an toàn và hiệu quả tại Việt Nam. Đồng thời, việc lựa chọn công nghệ sản xuất vắcxin EV71 trên tế bào Vero cũng là một định hướng đúng đắn vì hiện nay hầu hết các văc xin EV71 dự tuyển đang được phát triển cũng được sản xuất trên dòng tế bào Vero (Bảng 1.5).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắcxin phòng bệnh tay chân miệng EV71 ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)