Phương pháp kiểm tra chất gây sốt: Chất gây sốt được xác định gián tiếp qua thí nghiệm đo thân nhiệt thỏ trước và sau khi tiêm mẫu thử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắcxin phòng bệnh tay chân miệng EV71 ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 84)

- Hấp phụ ở nhiệt độ 36,5°C±0,5°C trong 1 giờ

2.2.3.2. Phương pháp kiểm tra chất gây sốt: Chất gây sốt được xác định gián tiếp qua thí nghiệm đo thân nhiệt thỏ trước và sau khi tiêm mẫu thử

gián tiếp qua thí nghiệm đo thân nhiệt thỏ trước và sau khi tiêm mẫu thử nghiệm. Thử nghiệm này được xây dựng dựa trên phương pháp kiểm tra chất gây sốt trong dược điển Việt nam IV [3]

Dụng cụ và trang thiết bị:

- Cân (Ohaus) - Găng tay, bông, panh (Việt Nam)

- Máy đo chất gây sốt (Eblab) - Bơm kim tiêm 3ml (Vinahankook) -Nồi cách thủy (Memmert) - Giá cố định thỏ (Việt Nam)

Vật liệu và hóa chất:

- Vắcxin: 10 lọ

- Thỏ trưởng thành không có dấu hiệu bệnh lý ≥ 1,5 kg ; 3 con/ mẫu thử

Tiến hành

Chuẩn bị thỏ trước khi tiêm:Thỏ phải được theo dõi cách ly 2 ngày ở điều kiện nhiệt độ 20°C - 25°C, cho ăn uống đầy đủ. Thỏ được nhốt trong phòng cách ly: không cho ăn, uống nước trong vòng 16 giờ trước thử nghiệm.

Chuẩn bị mẫu thử:

Các bước tiến hành

- Cân trọng lượng của từng thỏ, cố định thỏ trong hộp cố định. Gắn các đầu sensor vào hậu môn thỏ.

- Theo dõi nhiệt độ thỏ trước tiêm: Theo dõi thân nhiệt thỏ bằng máy đo chất gây sốt trước tiêm 30 phút. Dùng thỏ có thân nhiệt ổn định để tiến hành thử nghiệm.

Không dùng thỏ có thân nhiệt ≥ 39,8°C.

- Tiêm thỏ: Liều tiêm: 1 ml mẫu thử /1 kg cân nặng. Đường tiêm: tĩnh mạch vành tai thỏ.

- Theo dõi nhiệt độ thỏ sau tiêm: Theo dõi thân nhiệt thỏ bằng máy đo chất gây sốt sau tiêm 60 phút/ lần trong 180 phút. Kết quả theo dõi nhiệt độ thân nhiệt thỏ trước và sau tiêm được máy in ra.

Kết quả

Tính kết quả

- Nhiệt độ cao nhất (Tmax) của thỏ thử nghiệm sau khi tiêm ghi nhận sau 3 lần đo được coi là nhiệt độ tối đa.

- Hiệu số giữa nhiệt độ tối đa (Tmax) và nhiệt độ ban đầu (Base) được coi là phản ứng của thỏ với chất gây sốt có trong văcxin thử nghiệm.

- Nếu hiệu số này là âm tính (≤ 0) thì phản ứng đọc là 0°C. - Tính tổng nhiệt độ tăng của 03 thỏ sau 3 giờ theo dõi.

Tiêu chuẩn chấp thuận

-Tổng nhiệt độ tăng của 03 thỏ sau 3 giờ theo dõi phải ≤ 1,3°C. -Nhiệt độ tăng của từng thỏ phải 0,6°C.

Thử nghiệm nhắc lại

- Điều kiện phải nhắc lại thử nghiệm: Tổng nhiệt độ tăng của cả 3 thỏ 1,4°C nhưng nhiệt độ tăng của 1 trong 3 thỏ thử nghiệm tăng quá 0,6°C. Tổng nhiệt độ tăng của cả 3 thỏ ≥ 1,4°C nhưng 2,4°C .

- Thử nghiệm nhắc lại lần thứ nhất: được tiến hành trên 3 thỏ khác. Kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn trong bảng 2.5.

- Thử nghiệm nhắc lại lần 2: được tiến hành trên 3 thỏ khác. Kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn trong bảng 2.5.

Bảng 2.8

Tiêu chuẩn đánh giá chất gây sốt

Lần thử nghiệm Tổng số thỏ cộng dồn Thử nghiệm đạt nếu tổng nhiệt độ không quá (0C) Thử nghiệm không đạt nếu tổng nhiệt độ quá (0C) 1 3 1,4 2,4 2 6 3,0 4,1 3 9 4,9 4,9

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắcxin phòng bệnh tay chân miệng EV71 ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)