- Sự phát triển của hệ thốngngân hàng có quan hệ mật thiết với sự phát triển đồng bộ của thị trường tài chính, trong đó đặc biệt chú là sự phát triển của thị
3.3.2. Về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- NHNN cần đóng vai trò là trung gian, đầu tàu trong việc liên kết, gắn kết các ngân hàng lại với nhau nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển và cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời NHNN cần có những giải pháp hỗ trợ tiên phong khi bất kỳ các tổ chức tài chính nào gặp sự cố.Sự hỗ trợ của NHNN cần phải kịp thời, nhanh chóng, tránh tình trạng sự cố xảy ra rồi NHNN mới can thiệp hỗ trợ.
- Phát triển thị trường tiền tệ và thị trường mở. Hiện nay, tại Việt Nam, hai thị trường này còn chưa phát triển kéo theo một số hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng thương mại cũng chưa phát triển theo như chiết khấu thương phiếu, đầu tư tài chính, phái sinh tiền tệ… Trong thời gian tới, cùng với hỗ trợ các NHTM hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, NHNN cần thay đổi lại cách thức tổ chức và hoạt động của thị trường mở và thị trường tiền tệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, thông qua các biện pháp như: ban hành các văn bản quy định hoạt động của thị trường tiền tệ và thị trường mở; nâng cao vai trò điều tiết và hướng dẫn thị trường của NHNN; nâng cao chất lượng của các thành viên tham gia thị trường trên các mặt quản lý và sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh, chất lượng đội ngũ cán bộ…
-NHNN cần tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán. Ngày 28/02/2009, NHNN đã khai trương hệ thống thanh toán liên ngân hàng điện tử giai đoạn II. Hệ thống này đưa vào hoạt động đã thay đổi phương thức thanh toán truyền thống của các tổ chức tín dụng, cải thiện tốc độ xử lý giao dịch. Tuy nhiên cơ chế hoạt động của hệ thống này vẫn là cơ chế dữ liệu phân tán, dẫn tới phí giao dịch thương cao. Do đó, trong thời gian tới, NHNN cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán, đồng thời điều chỉnh các chính sách về phí liên quan đến các dịch vụ thanh toán liên ngân hàng nhằm khuyến khích phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của các cá nhân và tổ chức thông qua hệ thống ngân hàng.
- NHNN cần hoàn thiện các quy định về hình thức pháp lý, phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ được phép cung cấp của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng như các quy định liên quan tới quản lý ngoại hối, cải cách hệ thống kế toán ngân hàng phù hợp chuẩn mực kế toán quốc tế và các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các dịch vụ ngân hàng mới như các dịch vụ uỷ thác, các sản phẩm phái sinh, các hoạt động ngân hàngđiện tử, quy định về hướng dẫn và quản lý các dịch vụ phái sinh và các quy định liên quan đến các phương thức cung cấp dịch vụ ngân hàng qua biên giới, tiêu dùng ở nước ngoài và hiện diện thể nhân...
- Bên cạnh đó, NHNN cần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát đối với các hoạt động của các NHTM. Trong thời gian qua, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đã đạt được nhiều kết quả khả quan như: khuôn khổ pháp lý liên quan đến thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng ngày càng được nâng cao; từng bước xây dựng được nội dung giám sát theo kịp sự phát triển của hệ thống ngân hàng và đáp ứng yêu cầu của thông lệ quốc tế; tổ chức giám sát theo hai phương thức là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ; thành lập cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng… Tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như NHNN chưa chuẩn hóa nội dung hướng dẫn cho các NHTM trong giám sát và quản trị rủi ro trong nội bộ ngân hàng; chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát; cơ chế, chính sách quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hoạt động ngân hàng hiện nay rất phức tạp… Do đó, trong thời gian tới, để tăng cường năng lực thanh tra, giám sát hoạt động của NHTM, NHNN cần tiếp tục xây dựng và vận hành hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu (về thể chế, mô hình tổ chức, con người và phương pháp) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam và thực hiện đúng các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng; đưa vào áp dụng các quy định về yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro tại các TCTD; nâng cao vai trò và trách nhiệm của kiểm toán nội bộ từng tổ chức tín dụng để kiểm soát được các rủi ro trọng yếu của mỗi tổ chức tín dụng; thực hiện các quy trình và thủ tục thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro; xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh phục vụ cho yêu cầu thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.
KẾT LUẬN
Ngày nay, cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa kinh doanh là chiến lược quan trọng mà các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước đều hướng tới. Đây là xu thế tất yếu, là định hướng phát triển kinh doanh quan trọng nhằm tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường. Việc đánh giá đúng vai trò và tác động của đa dạng hóa đến hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển lâu dài và bền vững của mỗi ngân hàng thương mại.
Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn tại ngân hàng TMCP Á Châu, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về đa dạng hóa kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đa dạng hóa kinh doanh của NHTM. Từ đó, luận văn đã phân tích giá thực trạng đa dạng hóa kinh doanh của ACB trên nhiều khía cạnh như: đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh (huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ, đầu tư tài chính), mở rộng thị trường, phát triển khách hàng…
Trên cơ sở phân tích thực trạng đa dạng hóa kinh doanh ở ngân hàng TMCP Á Châu trong những năm qua cũng như đánh giá những thành công và hạn chế của ACB trong trong đa dạng hóa kinh doanh, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của chiến lược đa dạng hóa, góp phần đạt được mục tiêu đến năm 2020, ACB phấn đấu trở thành một trong bốn ngân hàng mạnh nhất Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các giải pháp chính gồm có: xây dựng và hoàn thiện định hướng chiến lược đa dạng hóa kinh doanh; nâng cao năng lực quản trị điều hành của đội ngũ lãnh đạo; nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý điều hành; phát triển mạng lưới kinh doanh rộng khắp; tăng cường công tác Marketing để nâng cao thương hiệu; phát triển sản phẩm, dịch vụ theo hướng đa dạng; các giải pháp về phân phối sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại; tăng cường tiềm lực tài chính vững mạnh. Trong quá trình thực hiện những giải pháp này, ACB cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp với tiến trình phát triển
của mình và thị trường.
Bên cạnh đó, để các giải pháp trên thực sự phát huy hiệu quả trong thực tiễn hoạt động kinh doanh, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ, NHNN đến từng NHTM, nhằm tạo dựng khung pháp lý minh bạch, đầy đủ và môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây cũng chính là một trong những điều kiện giúp ACB có thể khai thác tốt hơn nguồn lực nội tại và sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài để đa dạng hóa kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn từ nhiều phía như hiện nay, phát triển bền vững trong tương lai và hoàn thành mục tiêu trở thành một trong bốn ngân hàng lớn nhất Việt Nam năm 2020.