Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 105)

- Khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mạ

3.2.6.1.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

PHẦN Á CHÂU ĐẾN NĂM

3.2.6.1.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

những nguồn lực về vốn và công nghệ phục vụ hoạt động kinh doanh. Do đó. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nhiệm vụ mang tính chiến lược và cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình đa dạng hóa kinh doanh. Để công tác củng cố và phát triển nguồn nhân lực được thực hiện liên tục và nhất quán, ACB cần phải có chiến lược về nhân sự như sau:

- Xây dựng một hệ thống đánh giá năng lực và hiệu quả làm việc của nhân viên minh bạch và khoa học. Trên cơ sở những yêu cầu cơ bản của công việc, ACB đề ra các tiêu chuẩn dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và năng lực hành vi của từng vị trí công tác. Đánh giá hiệu quả công việc được thực hiện bởi bản thân mỗi nhân viên và cán bộ quản lý trực tiếp, bằng cách chấm điểm trên từng mục tiêu nhân viên đề ra và đã thực hiện được. Điểm tổng hợp được tính toán trên cơ sở các trọng số, sau đó so sánh với khung điểm chuẩn để đánh giá hiệu quả của nhân viên.

- Xây dựng chế độ đãi ngộ minh bạch, hợp lý. Theo đó, ACB cần phải xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp với từng vị trí công tác trên cơ sở đánh giá năng lực toàn diện của nhân viên.Nhân viên được trả lương ở mức cạnh tranh của thị trường cho vai trò và mức độ công việc họ đảm nhận trong ACB. Ngoài ra, chế độ thưởng được quyết định bởi hiệu quả công việc, kết quả hoạt động cá nhân và quỹ thưởng hiện có của ACB.

- Chú trọng công tác đào tạo và tái đào tạo đội ngũ nhân viên. Nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và cập nhật những kỹ năng, nghiệp vụ mới, từ năm 2004, ACB đã thành lập Trung tâm đào tạo cho riêng mình để thực hiện các khóa đào tạo ngắn hạn cho nhân viên. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, ACB cần xây dựng một chiến lược đào tạo dài hạn trên cơ sở chiến lược kinh doanh, nhằm đảm bảo tính thống nhất trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, cần thực hiện công tác đánh giá kết quả đào tạo một cách khoa học và nghiêm túc, đồng thời thường xuyên tổ chức các kỳ thi nghiệp vụ định kỳ cho các nhân viên, đặc biệt là đối với nhân viên kinh doanh về các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng.Ngoài ra, ACB cần thực hiện linh hoạt các

hình thức đào tạo trong đó hình thức đào tạo tại chỗ được ưu tiên hàng đầu.Với hình thức đào tạo này ACB sẽ tiết kiệm được chi phí đào tạo nhân viên, đồng thời quá trình trao đổi nghiệp vụ thường xuyên sẽ giúp các nhân viên trau dồi kiến thức và kinh nghiệm làm việc, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 105)