Đa dạng hóa thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 71 - 73)

- Khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mạ

2.2.3.Đa dạng hóa thị trường

e. Chứng khoán

2.2.3.Đa dạng hóa thị trường

2.2.3.1. Mở rộng mạng lưới kênh phân phối

Mở rộng mạng lưới kênh phân phối là nội dung quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại. Trong thời gian qua, mạng lưới hoạt động của ACB đã liên tục được mở rộng và trải đều trên phạm vi toàn quốc.

Đơn vị: CN, PGD

Nguồn: báo cáo thường niên của ACB năm 2013

Tính tới thời điểm 31/12/2013, ACB có tổng cộng 346 đơn vị, trong đó có 81 chi nhánh và 265 phòng giao dịch. Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm mỗi năm là: 75(2008), 51(2009), 45(2010), 45(2011), 16(2012) và 4 (2013). Tại khu vực Đông Nam Bộ, ACB có 171 chi nhánh và phòng giao dịch; tại khu vực đồng bằng sông Hồng, ACB có 78 chi nhánh và phòng giao dịch; tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, ACB có 31 chi nhánh và phòng giao dịch; tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 28 chi nhánh và phòng giao dịch; số còn lại tập trung rải rác ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên.

Nếu so sánh với các ngân hàng khác, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của ACB vẫn còn khiêm tốn. Hiện nay, ở BIDV có hơn 619 chi nhánh và phòng giao dịch năm 2011, Sacombank có 416 chi nhánh và phòng giao dịch…

Các chi nhánh của ACB được bố trí ở hầu hết các vùng trọng điểm và trung tâm kinh tế của cả nước. Điều này nhằm mục đích tránh dàn trải nguồn lực và thực hiện chiến lược vết dầu loang sẽ có hiệu quả trong kinh doanh hơn là ôm đồm phục vụ tất cả khách hàng tiềm năng – đây là điểm khác biệt với một số ngân hàng thương mại khác. Số lượng chi nhánh hiện tại vẫn tập trung chủ yếu ở hai khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Theo kế hoạch, hàng năm ACB phát triển thêm 10-15 chi nhánh và 7-10 phòng giao dịch. Đặc biệt, kế hoạch trong những năm tới ACB sẽ mở thêm 35 chi nhánh và phòng giao dịch để phát triển mạng lưới chi nhánh nhằm phát huy lợi thế trong các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi sự tiếp cận trực tiếp tới quảng đại quần chúng. Đây cũng là lợi thế và định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.

Cùng với việc mở rộng chi nhánh và phòng giao dịch tại các thành phố trọng điểm trong cả nước, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, ACB đã và đang tiến hành rà soát một loạt các phòng giao dịch làm ăn kém hiệu quả trong thời gian dài để sát nhập các phòng này để mở thành chi nhánh lớn để tận dụng các nguồn lực, tiết kiệm chi phí, tập trung quản lý và có các chính sách hiệu quả cho từng khu vực mà thị trường của ACB còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 71 - 73)