Thực trạng các điều kiện để Ngân hàng TMCP Á Châu thực hiện đa dạng hóa kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 38 - 39)

- Khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mạ

2.1.Thực trạng các điều kiện để Ngân hàng TMCP Á Châu thực hiện đa dạng hóa kinh doanh

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.1.Thực trạng các điều kiện để Ngân hàng TMCP Á Châu thực hiện đa dạng hóa kinh doanh

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.1. Thực trạng các điều kiện để Ngân hàng TMCP Á Châu thực hiện đadạng hóa kinh doanh dạng hóa kinh doanh

2.1.1. Năng lực tài chính

Quy mô vốn chủ sở hữu như là tấm đệm để đảm bảo cho mỗi ngân hàng có khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng như là tiền đề vững chắc để ngân hàng mạnh dạn đầu tư, phát triển kinh doanh. Hiện nay ACB đứng thứ 4 trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ cao nhất.

Bảng 2.1 – Nguồn vốn chủ sở hữu của ACB giai đoạn từ năm 2008 – 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn điều lệ 6.355.81 3 7.814.138 9.376.965 9.376.965 9.376.965 9.376.965 Các quỹ 580.671 784.750 1.035.089 1.753.237 2.582.364 2.034.952 Lợi nhuận chưa phân phối 671.618 1.041.51 5 786.682 828.890 665.123 1.351.706 Tổng cộng 7.608.10 2 9.640.40 3 11.198.73 6 11.959.09 2 12.624.45 2 12.504.20 2

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm 2008 -2013

Về quy mô và chất lượng tài sản, ACB được đánh giá là ngân hàng có quy mô tài sản lớn, với chất lượng tốt. Giai đoạn 2006-2011, ACB là ngân hàng dẫn đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần về cả quy mô vốn, tổng tài sản và thị phần. Từ năm 2012 trở lại đây, mặc dù không còn duy trì vị thế dẫn đầu, song ACB

vẫn nằm trong top 5 ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam (cùng với Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín). Tính đến hết 31/12/2013, tổng tài sản của ACB đạt 166.598.989 triệu đồng.

Về khả năng sinh lời, lợi nhuận ròng của ACB tăng liên tục từ năm 2008- 2011, khiến ACB nổi lên như một định chế lớn nhất và kinh doanh hiệu quả nhất trong khu vực ngân hàng cổ phần mới hiện đại hóa. Lợi nhuận ròng tăng cao và liên tục tạo điều kiện cho ACB mạnh dạn trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu. Đồng thời khoản lợi nhuận ròng còn là nguồn để ACB tăng vốn điều lệ, tăng năng lực tài chính để tập trung phát triển kinh doanh trong tương lai. Mặc dù từ năm 2012 trở lại đây gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, nhưng ACB vẫn được xem là ngân hàng có mức sinh lời hấp dẫn.

Về khả năng thanh khoản, nhờ chiến lược dự phòng rủi ro thanh khoản tốt và sự phối hợp linh hoạt với Ngân hàng Nhà nước, ACB đã đáp ứng được toàn bộ nhu cầu rút tiền hàng loạt của khách hàng đồng thời tạo được niềm tin với khách hàng với những cam kết mà ACB đưa ra. Các sự cố liên tiếp năm 2005 và 2012 càng minh chứng ACB là ngân hàng có khả năng thanh khoản khá tốt, xây dựng được chính sách và quy trình rủi ro thanh khoản đầy đủ và thận trọng. ACB cũng là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc ứng phó các tình huống rủi ro thanh khoản.

Năng lực tài chính vững mạnh là yếu tố nền tảng, tạo thuận lợi cho ACB có nguồn vốn dồi dào nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo hướng đa dạng hóa: đầu tư cơ sở vật chất hiện đại để mở rộng mạng lưới kênh phân phối, nghiên cứu và triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, đầu tư vào nguồn nhân lực và công nghệ tiên tiến.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 38 - 39)