Huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 43 - 45)

- Khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mạ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.2.1.1. Huy động vốn

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ kinh doanh quan trọng của các tổ chức tín dụng, là tiền đề để tăng trưởng hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 70,00% doanh thu) trong các ngân hàng. Nguồn vốn huy động dồi dào giúp ngân hàng đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và thu được lợi nhuận cao vì mục tiêu an toàn và hiệu quả.Trong những năm gần đây hoạt động huy động vốn có thể được xem là mảng hoạt động cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các ngân hàng.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn, ngoài huy động vốn thông qua nhận tiền gửi của khách hàng, ACB đã đa dạng hóa các nguồn vốn huy động dưới các hình thức khác:

a. Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá

Các giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành là một công cụ vay nợ trên thị trường tiền tệ dưới hình thức giấy nhận nợ hoặc chứng thư tiền gửi, trong đó tổ chức tín dụng cam kết trả gốc, lãi cho người mua sau một thời gian nhất định. ACB cũng sử dụng các công cụ này để huy động vốn, gồm có: chứng chỉ tiền gửi (ngắn và trung hạn), trái phiếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ trọng vốn huy động qua kênh phát hành giấy tờ có giá có xu hướng giảm, do ACB chú trọng huy động qua các kênh khác, đặc biệt là nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

Bảng 2.2: Phát hành giấy tờcó giá của ACB giai đoạn 2009-2013 Đvt: Triệu đồng 2009 2010 2011 2012 2013 Trải phiếu 4.510.000 7.290.000 7.290.000 4.700.000 3.500.000 Chứng chỉ tiền gửi 22.072.588 30.944.151 43.418.499 15.501.212 - Tổng 26.582.588 38.234.151 50.708.499 20.201.212 3.500.000

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

b. Huy động vốn bằng cách vay vốn giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường nội tệ liên ngân hàng

Đây là các khoản vay ngắn hạn của ACB với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, nhằm giải quyết các khó khăn tạm thời về vốn trong hoạt động. Tính đến hết 31/12/2013, dư nợ vay của ACB tại các tổ chức tín dụng trong nước là 1.985.143 triệu đồng.

c. Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng dưới hình thức tái cấp vốn cho các TCTD là ngân hàng thương mại. Đây cũng là một trong số những kênh huy động vốn của ACB trong thời gian qua. Các khoản vay của Ngân hàng Nhà nước đều là các khoản vay ngắn hạn, cầm cố bằng giấy tờ có giá. Tính đến 31/12/2013, dư nợ vay tại NHNN của ACB là 1.583.146 triệu đồng.

Thực hiện đa dạng các kênh huy động vốn như trên đã góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng nguồn vốn của ACB qua các năm, đặc biệt là giai đoạn 2009- 2011. Từ năm 2012 trở lại đây, mặc dù hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn và kết quả hoạt động không đạt được như kỳ vọng, ACB vẫn đang nỗ lực thực hiện quá trình khôi phục và phát triển kinh doanh, thông qua chủ trương tập trung thu hút lượng tiền gửi có kỳ hạn dài như 12 tháng, 24 tháng tạo điều kiện cho ngân hàng có kế hoạch sử dụng vốn lâu dài trong tương lai. Ngoài ra ACB sẽ tập trung phát triển mảng tài khoản lương cho các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản nhằm mở rộng

kênh huy động tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất phải trả thấp, giúp ACB linh hoạt trong viêc sử dụng vốn.

Bảng 2.3 – Vốn huy động của ACB giai đoạn 2008 -2013

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng nguồn vốn huy động (tỷ đồng) 77.491 123.759 154.622 199.457 149.884 145.145 Tốc độ tăng so với năm trước (%) - 59,71% 24,94% 28,99% -24,85% -3,16%

Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của ACB 2008-2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w