Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 88)

- Khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mạ

2.3.3.2.Nguyên nhân khách quan

e. Chứng khoán

2.3.3.2.Nguyên nhân khách quan

- Nền kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn. Việt Nam vẫn đang là nước đang phát triển với trình độ kinh tế thấp, các hoạt động trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán vẫn chưa phát triển mạnh. GDP bình quân đầu người thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, do ảnh hưởng của khủng hoảng hai cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu 2011, cùng với những yếu kém bên trong của nền kinh tế, tăng trưởng GDP thực đã chậm lại trong 2 năm 2012 – 2013 và có xu hướng ổn định trong khoảng từ 5-5.50%/năm. Tăng trưởng chậm đã tạo hiệu ứng dây chuyền đối với thâm hụt ngân sách, biểu hiện là thâm hụt ngân sách đã tăng lên trong hai năm 2012 – 2013, đặc biệt trong năm 2013 do thu ngân sách không đạt dự toán (do nền kinh tế yếu và do giảm, giãn thuế). Đồng thời, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tình trạng nợ xấu còn duy trì ở mức cao. Số doanh

nghiệp giải thể, ngừng hoạt động lớn.Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Với bức tranh khá ảm đạm của kinh tế thế giới và trong nước, các hoạt động thương mại và đầu tư của nền kinh tế diễn ra kém sôi động, nhu cầu tiết kiệm và tiêu dùng của dân cư cũng giảm sút, nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng từ đó cũng giảm theo.

- Nhận thức của xã hội về sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn chưa cao. Từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin như internet banking, mobile banking, ví điện tử,… đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được đánh giá là nền kinh tế tiền mặt do thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của dân cư. Mặc dù thời gian qua, các NHTM đã triển khai nhiều dự án, cung cấp các dịch vụ đa dạng mang tính định hướng thị trường nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển việc sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt (như lắp đặt các máy ATM, phát triển các sản phẩm thẻ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng điện tử …) tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Do phần lớn khách hàng sử dụng thẻ nội địa là người Việt Nam, vốn quá quen với việc sử dụng tiền mặt và lại luôn có sẵn tiền mặt, nên việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, các phương tiện thanh toán hiện nay chưa được triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế. Các phương tiện thanh toán này còn mới mẻ và bỡ ngỡ với phần lớn người dân; tâm lý e dè, sợ rủi ro đã ngăn cản việc tiếp cận của người tiêu dùng với các phương tiện thanh toán mới. Do đó, các giao dịch thanh toán trong khu vực dân cư phần lớn vẫn sử dụng tiền mặt, ngay cả ở thành thị, nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển các phương tiện thanh toán hiện đại, việc sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến. Đây là khó khăn không nhỏ cho ACB trong việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là mở rộng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản, thẻ, ngân hàng điện tử,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 88)