1.2.2 Nội dung đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 28 - 31)

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

1.2.2 Nội dung đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mạ

Áp dụng khái niệm như trên, đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại gồm có các nội dung như sau:

a. Đa dạng hóa hình thức kinh doanh

Bên cạnh hai hoạt động truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay, ngày nay hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại được mở rộng dưới nhiều hình thức như: cung cấp dịch vụ, đầu tư tài chính, kinh doanh tiền tệ và các công cụ tài chính phái sinh… Trong đó, cung ứng dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong lợi nhuận của ngân hàng.

b. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ

Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ gồm có:

- Phát triển nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ khác nhau để khai thác tối đa nguồn lực phục vụ việc cung ứng dich vụ cho khách hàng, đồng thời phân tán rủi ro, mở rộng ưu thế kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như: tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, tài khoản tiền gửi thanh toán, các sản phẩm cho vay tiêu dùng và vay sản xuất kinh doanh, các ngân hàng thương mại đã và đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu và triển khai, cho ra đời hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như: tiết kiệm có kỳ hạn kèm bảo hiểm, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ chứng khoán, ngân quỹ, quản lý quỹ, cho thuê tài chính, bảo lãnh, …. Nhờ đó, số lượng khách hàng liên tục gia tăng, thị phần và vị thế của ngân hàng ngày càng được mở rộng trên thị trường.

- Nghiên cứu và triển khai áp dụng các loại hình dịch vụ mới từ những sản phẩm truyền thống sẵn có dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Và ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Thông qua nghiên cứu và triển khai công nghệ tiên tiến, hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế ra đời như: các dịch vụ thanh toán quốc tế, các sản phẩm thẻ nội địa và thẻ quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử…. Đây là những sản phẩm, dịch vụ hiện đại mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng và góp phần thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

c. Đa dạng hóa thị trường

Đa dạng hóa thị trường gồm các nội dung sau:

- Mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý: đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh vào các vùng, miền, quốc gia mới. Đây là nội dung quan trọng nhất trong đa dạng hóa thị trường của ngân hàng thương mại. Nhằm mở rộng phạm vi hoạt động và thị phần, các ngân hàng sẽ tiến hành đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng thêm các chi nhánh và phòng giao dịch tại các địa bản, vùng miền mới chưa khai thác. Phạm vi hoạt động càng rộng, số lượng kênh phân phối càng nhiều thì ngân hàng càng dễ dàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài lãnh thổ quốc gia, thông qua việc mở các văn phòng đại diện hoặc chi nhánh ở nước ngoài. Ở Việt Nam hiện nay, đã có một số ngân hàng thương mại mở chi nhánh ở nước ngoài như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank),…

- Phát triển mô hình kênh phân phối hiện đại. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, bên cạnh hệ thống kênh phân phối truyền thống (các chi nhánh và phòng giao dịch), các ngân hàng thương mại đã và đang đầu tư phát triển các mô hình kênh phân phối hiện đại như: máy rút tiền tự động (ATM), đại lý chấp nhận thẻ (POS), Call center, ngân hàng điện tử,…. Việc ứng dụng các mô hình này đã góp phần không nhỏ trong tiết kiệm thời gian và chi phí hoạt động của ngân hàng, đồng thời tối đa hóa tiện ích đối với khách hàng.

d. Đa dạng hóa khách hàng

Đa dạng hóa khách hàng là việc ngân hàng thương mại mở rộng kinh doanh đối với nhiều đối tượng khách hàng: cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình,… nhằm gia tăng số lượng khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu chiếm tỷ trọng lớn về đóng góp doanh thu và lợi nhuận, các ngân hàng thương mại thường mở rộng phạm vi cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra nhiều đối tượng khách hàng khác nhau nhằm tăng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận. Trên cơ sở phân loại khách hàng và phân tích đặc điểm từng nhóm khách hàng, ngân hàng sẽ nghiên cứu và triển khai các sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả đa dạng hóa kinh doanh của Ngânhàng thương mại hàng thương mại

Trên thực tế, tùy vào mục tiêu, định hướng phát triển và nguồn lực hiện có mà mỗi ngân hàng thương mại sẽ có chiến lược đa dạng hóa kinh doanh riêng. Do đó, rất khó tìm được một hệ thống các tiêu chí đồng bộ và chính xác nhằm đánh giá kết quả và hiệu quả đa dạng hóa kinh doanh của một ngân hàng.

Từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng thương mại, có thể đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản nhằm đánh giá kết quả đa dạng hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w