Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 84 - 85)

- Khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mạ

e. Chứng khoán

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành công như trên, đa dạng hóa kinh doanh của ACB còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể như sau:

- Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp còn khá đơn điệu. Mặc dù đã triển khai đa dạng hóa kinh doanh từ năm 2006, tuy nhiên các sản phẩm, dịch vụ cung cấp đa phần là các dịch vụ truyền thống như huy động, cho vay. Các dịch vụ trung gian, đặc biệt là các dịch vụ áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến mới được triển khai trong vài năm trở lại đây (chứng khoán, ngân hàng điện tử,…). Việc bán chéo sản phẩm, phát triển các dịch vụ theo bó sản phẩm (một sản phẩm lõi kết hợp một hoặc nhiều sản phẩm kèm theo) còn chưa được đẩy mạnh.

- Về hình thức kinh doanh, mặc dù đã và đang nỗ lực thực hiện chiến lược đa dạng hóa kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhưng ACB vẫn tập trung chủ yếu vào hai hoạt động truyền thống là huy động vốn và cấp tín dụng. Cung cấp dịch vụ và đầu tư tài chính mặc dù đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập của ngân hàng có xu hướng gia tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Theo số liệu Báo cáo thường niên của ACB năm 2013, tính đến hết 31/12/2013, thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập thuần đạt 22,36%, trong khi thu nhập lãi thuần chiếm tới 77,64%. Trong khi ở các nước tiên tiến như Mỹ, Canada, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc …, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập của ngân hàng bình quân khoảng 51,00%.

- Mạng lưới chi nhánh của ACB đều được thiết lập trong nước, chưa có một chi nhánh, phòng giao dịch nào ở nước ngoài. Hiện tại ACB mới tập trung khai thác và cung ứng dịch vụ đối với khách hàng trong nước, chưa xúc tiến xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài thông qua thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện. Đây là một hạn chế của ACB trong đa dạng hóa thị trường so với một số ngân hàng như Vietcombank, BIDV hay Sacombank. Điều này làm hạn chế khả năng phục vụ khách hàng trên diện rộng, chưa tận dụng hết tất cả những nguồn lực hiện có của ACB.

- Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp mới chỉ tập trung vào phục vụ đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù đây là những khách hàng mục tiêu phù hợp với định hướng ngân hàng bán lẻ của ACB, tuy nhiên để đa dạng hóa kinh doanh thành công và có được thị phần vững chắc, ACB cần đầu tư nhiều hơn vào việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ cho các đối tượng khách hàng khác, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài, cơ quan nhà nước,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w