Mục tiêu phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu đến năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 91 - 92)

- Khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mạ

PHẦN Á CHÂU ĐẾN NĂM

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu đến năm

3.1. Mục tiêu và định hướng đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàngTMCP Á Châu đến năm 2020 TMCP Á Châu đến năm 2020

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu đếnnăm 2020 năm 2020

Kinh tế thế giới năm 2013 vẫn trong quá trình hồi phục chậm chạp và khó khăn kể từ đại khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và được đánh giá là chỉ mới đi được khoảng một nửa chặng đường dẫn tới hồi phục hoàn toàn. Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam vừa bị cuốn vào dòng suy giảm và bất ổn của kinh tế thế giới nói chung, lại phải ứng phó với nhiều thách thức bên trong tích đọng từ nhiều năm trước. Những biện pháp điều hành linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ theo hướng “ưu tiên ổn định vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội”, gắn với từng bước triển khai ba chương trình tái cơ cấu (khu vực tài chính – ngân hàng, đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước) đã đem lại những kết quả tích cực bước đầu. Nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, tuy còn chậm và chưa đúng với tiềm năng, song khả năng bứt phá để phát triển nhanh hơn và bền vững hơn là có thể, nếu thi hành quyết liệt hơn những chủ trương đã đề ra, mà trước mắt là nợ xấu ngân hàng và cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng có những chuyển biến tích cực nhờ các biện pháp ổn định vĩ mô, hỗ trợ thanh khoản, cơ cấu lại một số ngân hàng yếu kém có nguy cơ đổ vỡ, nới lỏng dần một số biện pháp can thiệp hành chính và xúc tiến xử lý một phần nợ xấu. Một số ngân hàng đã chặn đứng được đà thua lỗ và bắt đầu có lãi hoặc tăng trưởng lợi nhuận khá hơn so với 2012. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn do tổng cầu

sụt giảm, nhu cầu và khả năng vay vốn sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng còn hạn chế, môi trường kinh doanh chưa được cải thiện, và hoạt động ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trong bối cảnh chung đó, sự cố xảy ra với ACB trong tháng 8 và tháng 9/2012 đặt ra những thách thức càng lớn hơn đối với ACB trong việc thực hiện mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2020. Sau giai đoạn đầu xử lý khủng hoảng, đảm bảo an toàn thanh khoản cho Ngân hàng, Hội đồng quản trị ACB đã chỉ đạo tập trung tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời tổ chức rà soát, xử lý những vấn đề cấp bách đặt ra sau khủng hoảng, đảm bảo các điều kiện phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững cho Ngân hàng. Chiến lược phát triển 2011-2020 kiên trì định hướng phát triển ACB là “Ngân hàng của mọi nhà”, tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về định hướng khách hàng, kết quả tài chính bền vững, quản lý rủi ro chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả và đạo đức kinh doanh.

Trong tương lai gần đến năm 2015, định hướng của ACB là khôi phục dần quy mô hoạt động, uy tín và thị phần theo hướng tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, đồng thời củng cố, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực nhằm tạo tiền đề tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w