Tăng cường tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 108 - 109)

- Khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mạ

3.2.6.3.Tăng cường tiềm lực tài chính

PHẦN Á CHÂU ĐẾN NĂM

3.2.6.3.Tăng cường tiềm lực tài chính

Một nguồn lực tài chính vững mạnh là nền tảng quan trọng để thực hiện chiến lược đa dạng hóa kinh doanh. Chính vì vậy, để thực hiện thành công đa dạng hóa kinh doanh đến năm 2020, cần tăng cường tiềm lực tài chính thông qua các giải pháp sau:

- Tăng vốn điều lệ và nâng cao chất lượng an toàn vốn

Bắt đầu từ năm 2013 và kế hoạch đến năm 2020, ACB chủ trương kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động để gia tăng tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối. Đây chính là nguốn vốn bổ sung quan trọng cho ACB trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển các dịch vụ hiện đại đây là những dịch vụ mang lại lợi nhuận cao, đóng góp rất lớn vào nguồn thu của ngân hàng.

Để tăng nguồn vốn từ bên ngoài, ACB có thể thực hiện các biện pháp như: phát hành thêm cổ phiếu, tăng tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông chiến lược và phát hành trái phiếu chuyển đổi. Hiện nay, ACB đang có 5 cổ đông chiến lược nên có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc gọi vốn từ cổ đông nước ngoài. Giải pháp này đã được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Malaysia và Thailand.Việc gọi vốn từ cổ đông nước ngoài không chỉ có vai trò rất lớn trong việc nâng cao tiềm lực tài chính của ACB mà còn giúp ACB rất nhiều trong việc nâng cao khả năng điều hành quản trị cấp cao, quản trị rủi ro và chuyển giao các tiến bộ công nghệ ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng tín dụng và giải quyết triệt để nợ xấu

Trong những năm trở lại đây, nợ xấu đang là vấn đề cần quan tâm của cả hệ thống ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của ACB vẫn nằm trong mức kiểm soát, tuy nhiên chưa bao giờ công tác quản trị rủi ro tín dụng được ACB chú trọng như hiện nay. ACB đang nỗ lực giải quyết nợ xấu thông qua khoanh vùng khu vực nợ xấu để tiến hành các biện pháp như hạn chế, từ chối cho vay với các khách hàng ở một số địa bàn như Thạch Thất(Hà Nội), Bình Dương…Đối với những khoản giải ngân mới, ACB tiến hành thẩm định tín dụng chặt chẽ, tăng cường hoạt động kiểm tra

giám sát trước, trong và sau khi cho vay nhằm nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Đồng thời, ACB cần nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và cán bộ tín dụng theo hướng giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro. Trong những năm tới, ACB đang triển khai hệ thống quy trình xử lý tín dụng tập trung trên toàn hệ thống. Việc áp dụng quy trình xử lý tập trung sẽ góp phần nâng cao chất tín dụng, giảm thiểu rủi ro, tránh những tiêu cực phát sinh đối với cán bộ thẩm định tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 108 - 109)