Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng a.Cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 51)

- Khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mạ

2.2.2.2.Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng a.Cho vay

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.2.2.2.Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng a.Cho vay

a. Cho vay

Bên cạnh các sản phẩm cho vay truyền thống phục vụ nhu cầu tài chính của khách hàng bằng các phương thức như vay món từng lần, cấp hạn mức tín dụng, ACB đã và đang phát triển các sản phẩm cho vay đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, các sản phẩm cho vay của ACB gồm có:

- Nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng:

Ngoài các sản phẩm truyền thống như vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm (mua nhà, xây dựng – sửa chữa nhà, mua sắm tài sản, vay tiêu dùng khác), vay cầm cố sổ tiết kiệm, số dư tài khoản, mua xe thế chấp bằng chính xe mua, ACB đã phát triển các sản phẩm mới như:

+ Vay thấu chi: đây là hình thức cho vay nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời của khách hàng trong tiêu dùng hay trong sản xuất kinh doanh. Sử dụng dịch vụ này, khách hàng sẽ được chi vượt số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, với

thời hạn tối đa là 12 tháng. Đặc biệt, đây là hình thức cấp tín dụng linh hoạt, trong đó hạn mức tín dụng được tuần hoàn liên tục khi khách hàng trả bớt vốn. Vào cuối mỗi ngày làm việc, nếu tài khoản thanh toán của khách hàng còn số dư, hệ thống tự động trích số dư này để trả bớt dư nợ vay. Do đó, đây là dịch vụ được đông đảo khách hàng sử dụng, đặc biệt là khách hàng cá nhân.

+ Vay hỗ trợ tiêu dùng tín chấp: dành cho khách hàng cá nhân đang công tác tại các doanh nghiệp có thu nhập cố định từ lương. Mặc dù mới được phát triển trong thời gian gần đây, nhưng sản phẩm này đã thu hút được sự quan tâm của lượng lớn khách hàng, do thủ tục cho vay đơn giản, nhanh gọn và khách hàng chỉ cần chứng minh thu nhập chứ không cần tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, ACB còn tặng kèm Bảo hiểm Prevoire dành cho khách hàng vay, với quyền lợi được chi trả toàn bộ dư nợ còn lại của khoản vay khi khách hàng chết hoặc thương tật vĩnh viễn. + Hỗ trợ tài chính du học: đây là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu hỗ trợ tài chính để làm thủ tục xin xét cấp Visa và/hoặc thanh toán chi phí du học cùng các chi phí phát sinh trong thời gian du học, với số tiền tài trợ lên đến 100% chi phí của du học sinh và thời gian cấp tín dụng lên tới 120 tháng.

- Nhóm sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh:

Để tài trợ nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, ACB cung cấp cho khách hàng một loạt các sản phẩm cho vay đa dạng như: vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn, vay hỗ trợ vốn kinh doanh trả góp, đầu tư tài sản cố định/dự án, mua xe thế chấp bằng chính xe mua để phục vụ kinh doanh, thấu chi phục vụ sản xuất kinh doanh…. Ngoài ra, với định hướng phát triển là ngân hàng bán lẻ, hướng tới khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ACB đã phát triển một loạt các chương trình tài trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như:

+ Chương trình Cho vay phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - SMEFP (Small & Medium Enterprise Finance Program): đây là chương trình phối hợp giữa ACB với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhằm hỗ trợ cho vay vốn trung dài hạn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Thông qua chương

Các sản phẩm cho vay

Cho vay tiêu dùng Cho vay sản xuất kinh doanh

- Vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm (mua nhà, xây dựng – sửa chữa nhà, mua sắm tài sản…) - Vay cầm cố sổ tiết kiệm, số dư tài khoản

- Vay mua xe thế chấp bằng chính xe mua - Vay thấu chi tiêu dùng

- Vay hỗ trợ tiêu dùng tín chấp - Hỗ trợ tài chính du học

- Vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn - Vay hỗ trợ vốn kinh doanh trả góp - Vay đầu tư tài sản cố định/dự án

- Vay mua xe thế chấp bằng chính xe mua - Vay thấu chi phục vụ sản xuất kinh doanh

- Các chương trình tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: SMEFP, SMESC, RDF - Tài trợ xuất nhập khẩu

trình này, ACB tài trợ các khoản đầu tư trung dài hạn để mua sắm máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhà kho,... để phát triển sản xuất kinh doanh, với mức lãi suất hấp dẫn và thời hạn vay lên tới 10 năm.

+ Chương trình Cho vay có bảo lãnh của Quỹ tín dụng xanh - SMESC được hợp tác giữa Quỹ tín dụng xanh (Thụy Sỹ) và ACB nhằm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp vay vốn trung hạn, đầu tư sản xuất sạch, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường trong chính doanh nghiệp, áp dụng với các dự án đầu tư mới, mở rộng để nâng cấp, thay thế máy móc thiết bị, công nghệ.Thông qua đó, doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn, và đượchoàn vốn đầu tư tối đa 25,00% giá trị khoản vay từ Quỹ tín dụng xanh SECO của Thụy Sỹ.

+ Chương trình Cho vay Dự án tài chính nông thôn - RDF được phối hợp giữa ACB và Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) – Ngân hàng Thế giới nhằm hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế vùng nông thôn Việt Nam. Đối tượng tham gia chương trình này là các cá nhân, hợp tác xã hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại các địa điểm nằm ngoài vành đai đô thị TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội, tài trợ cho dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với quy mô khoản vay dưới 3 tỷ VND.

Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ACB có các dịch vụ cho vay với những ưu đãi đặc biệt về lãi suất, tỷ lệ tài trợ như: Các sản phẩm tài trợ xuất khẩu (Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng; Tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng; Tài trợ thu mua dự trữ; Tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói) và Các sản phẩm tài trợ nhập khẩu (Tài trợ nhập khẩu; Tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng nhập). Tùy vào điều kiện của doanh nghiệp và tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, đội ngũ cán bộ tín dụng của ACB sẽ tư vấn sản phẩm phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tài liệu nghiệp vụ tín dụng của ACB

Hình 2.1: Các sản phẩm cho vay của ACB

Với các sản phẩm cho vay đa dạng như trên, ACB đã đáp ứng tốt nhất nhu cầu tài trợ vốn của các đối tượng khách hàng. Cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng tài sản của ACB với mức 58,00% trong năm 2011 và 2012. Trong suốt những năm 2009 – 2011 dư nợ cho vay khách hàng ở ACB luôn tăng trưởng mạnh, đặc biệt khi ACB chuyển hướng tập trung cho vay khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bước sang năm 2012, mặc dù liên tiếp gặp nhiều khó khăn nhưng dư nợ cho vay của ACB vẵn đạt 102.815 tỷ đồng, không hề suy giảm so với năm 2011. Tính đến hết tháng 12/2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, dư nợ cho vay của ACB đạt 107.190 tỷ đồng.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2013

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2008-2013

Bảo lãnh Ngân hàng là sự cam kết của Ngân hàng với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Đây cũng là một hình thức cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại. Hiện nay, ACB phát hành các loại bảo lãnh như sau:

+ Bảo lãnh dự thầu

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (bảo lãnh tạm ứng) + Bảo lãnh bảo hành

+ Bảo lãnh vay vốn

+ Bảo lãnh thanh toán thuế xuất nhập khẩu + Một số loại bảo lãnh khác

Bảng 2.6: Tổng số tiền cam kết bảo lãnh giai đoạn 2010-2013

ĐVT: Triệu đồng Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh dự thầu Các loại bảo lãnh khác Tổng cộng Năm 2010 482.698 453.791 101.783 638.966 1.677.238 Năm 2011 1.296.615 659.167 158.613 814.904 2.929.299 Năm 2012 1.045.359 596.113 165.701 1.358.129 3.165.302 Năm 2013 1.128.760 982.597 192.925 1.465.628 3.769.910

Nguồn: Báo cáo thường niên cửa ACB năm 2010,2011,2012,2013

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy, số dư bảo lãnh có xu hướng tăng dần qua các năm. Đặc biệt, từ năm 2012, ACB đẩy mạnh đầu tư công nghệ với việc quản lý tập trung hệ thống xử lý phát hành thư bảo lãnh thông qua hệ thống CLMS (Customer Loan Managemant System – Hệ thống quản lý khoản vay khách hàng).

Dịch vụ bảo lãnh ở ACB nhờ đó được cải thiện đáng kể: thời gian phát hành nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng, rủi ro được kiểm soát, chất lượng công việc của nhân viên được cải thiện. Chỉ tính riêng năm 2012, lượng phí thu được từ hoạt động bảo lãnh đã chiếm 15,80% trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ACB, tăng 27.527 triệu đồng so với năm 2011. Cũng trong năm 2012, ACB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai dịch vụ “Xác thực và quản lý thư bảo lãnh trên ACB Online” dành cho khách hàng doanh nghiệp. Với tiện ích này khách hàng có thể quản lý được tất cả thư bảo lãnh ngay trên trang web ACB Online, đồng thời đảm bảo an toàn về mặt pháp lý của thư bảo lãnh, hạn chế tối đa rủi ro trong kinh doanh và trong các giao dịch mua bán. Đây là bước tiến mới của ACB trong việc nâng cao chất lượng cấp tín dụng, bảo đảm tính chính xác, an toàn và hiệu quả cho khách hàng.

c. Cho thuê tài chính

Cho thuê tài chính là dịch vụ cấp tín dụng trung và dài hạn, được thực hiện thông qua Công ty TNHH Một thành viên cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACB Leasing - ACBL), một trong số các công ty con của ACB. ACBL cam kết mua và cho thuê lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của khách hàng. Trong suốt thời gian thuê ACBL đứng tên chủ sở hữu tài sản và khách hàng có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng đã ký giữa hai bên.Với thời gian xét duyệt nhanh chóng, thủ tục đơn giản, tỷ lệ cho thuê cao (tối đa 90,00% tổng giá trị tài sản) và mức lãi suất cạnh tranh, khách hàng không cần bỏ tiền mua máy móc thiết bị mà vẫn được sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và trả tiền thuê cho ACBL. Cơ cấu tài sản cho thuê của ACBL rất đa dạng, bao gồm máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất (thiết bị y tế, sản xuất chế biến nhựa, thiết bị in, xây dựng, thiết bị da, giày, dệt may,...) và các loại động sản (ô tô, tàu thuyền,…); trong đó máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất chiếm tới 90,00% tổng danh mục tài trợ. Ngành nghề tài trợ chủ yếu thuộc các

ngành công nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế tạo,….

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường cho thuê tài chính khá trầm lắng, ACBL vẫn giữ vững mục tiêu đặt ra là duy trì tốc độ tăng trưởng, đảm bảo kinh doanh an toàn và ổn định. Tài sản và lợi nhuận của ACBL không ngừng tăng trưởng cao trong suốt 4 năm liền, cụ thể giai đoạn 2009-2012 tăng liên tục hơn 70,00% mỗi năm, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt hơn 5,00%. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROEtt) đạt 34,50%, cao nhất trong hệ thống các công ty cho thuê tài chính trong nước. Với những kết quả đạt được, ACB Leasing đã được xếp hạng 27 trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2013 (FAST 500) do Báo điện tử Vietnamnet kết hợp cùng Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố, và là công ty cho thuê tài chính duy nhất có mặt trong bảng xếp hạng này.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB 2013

Biều đồ 2.3: Tổng tài sản của ACB Leasing giai đoạn 2007-2013

Ngoài ra, ACB còn phát triển nhiều sản phẩm tín dụng khác phục vụ nhu cầu của khách hàng như: chiết khấu, bao thanh toán, hỗ trợ tài chính cho nhà phân phối/nhà cung cấp, cho vây ứng tiền chứng khoán ngày T…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 51)