Trình độ khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 39 - 42)

- Khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mạ

2.1.2.Trình độ khoa học công nghệ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.1.2.Trình độ khoa học công nghệ

Đầu tư vào công nghệ là một trong những chiến lược quan trọng, giúp các ngân hàng thương mại tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro vận hành, và ACB

không phải ngoại lệ. Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư phát triển công nghệ, năm 1999, ACB đã xây dựng thành công dự án đổi mới công nghệ ngân hàng. Giai đoạn I của dự án này là triển khai áp dụng hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ có tên TCBS (The Complete Banking Solutions). Nhờ có hệ thống TCBS này, ACB đã thiết kế được nhiều sản phẩm hơn và tạo ra nhiều tiện ích hơn cho khách hàng. Từ giữa năm 2004, ACB đã khởi động giai đoạn II của dự án, bao gồm các cấu phần: nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ tin học hiện nay của ACB và lắp đặt hệ thống máy ATM. Đặc biệt là ACB đã làm chủ được hoàn toàn các ứng dụng của TCBS.Đây là loại năng lực lõi – Core banking – mà không phải ngân hàng nào trong hệ thống NHTM Việt Nam cũng có được.

Ngày 07/06/2007, ngân hàng ACB đã chính thức ký hợp đồng với công ty Open Solutions Incorporations (OSI) của Mỹ và công ty Thiên Nam – nhà phân phối của OSI tại Việt Nam trong việc hợp tác nâng cấp giải pháp ngân hàng toàn diện (TCBS) từ phiên bản 2000 lên phiên bản 2007. Với việc nâng cấp này, ACB sẽ tiếp cận với công nghệ ngân hàng tiên tiến nhất đang được áp dụng tại Mỹ, Canada và các nước tiên tiến trên thế giới.

Với cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại như vậy, gần như 100% các chi nhánh, phòng giao dịch của ACB đã được kết nối online với hội sở. Khách hàng có thể gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, nhận tiền ở bất cứ chi nhánh, phòng giao dịch nào của ngân hàng. Đồng thời ACB đã triển khai hàng loạt những hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện đại như: sử dụng các phương thức và công cụ thanh toán hiện đại như thẻ thanh toán, thanh toán qua mạng; Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro; Hệ thống thông tin quản lý (MIS)…

Để đa dạng hóa kinh doanh, không thể thiếu vai trò của yếu tố công nghệ. Những ưu thế vượt trội trong lĩnh vực công nghệ thông tin giúp ACB mở rộng hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là các dịch vụ hiện đại như chứng khoán, ngoại hối, dịch vụ thẻ,… ; đồng thời phát triển các hoạt động thanh toán

trong nước và quốc tế ngày càng nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp.

2.1.3. Nguồn nhân lực

ACB rất chú trọng phát triển nhân tố con người. Một hệ thống hoạt động hoàn hảo là bởi do những con người vận hành giỏi. Nguồn nhân lực là yếu tố sống còn cho sự thành công của ACB. Công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện một cách liên tục và có hệ thống.

Khi mới thành lập (năm 1993), ACB chỉ mới có 27 nhân viên. Tính đến 31/12/2013, tổng số nhân viên của ACB đã lên tới 8.791 người. Đặc biệt đội ngũ nhân sự của ACB có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới 93,5%. Đội ngũ nhân sự của ACB được đào tạo căn bản, có tính chuyên nghiệp cao và nhiều kinh nghiệm. Đồng thời hàng năm được bổ sung chủ yếu từ các trường đại học kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh ngân hàng trong và ngoài nước.

Công tác đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ đến từng nhân viên trong toàn hệ thống là ưu tiên hàng đầu của ACB. Mục tiêu của ACB là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng.Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý và điều hành của ACB cũng được chú trọng đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản trị rủi ro, quản trị chất lượng,…

Như vậy, một nguồn lực được trẻ hóa, năng động và có trình độ cao là yếu tố quan trọng giúp ACB nghiên cứu và triển khai các loại hình dịch vụ đa dạng nhằm tạo sự khác biệt trong sản phẩm và phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn. Nguồn nhân lực chính là nguồn lựccó tính chất quyết định đối với việc tạo ra, duy trì và phát triển vị thế của ngân hàng và là nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược đa dạng hóa kinh doanh của ACB.

2.1.4. Uy tín và thương hiệu

vị thế của mình trên thị trường và luôn là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP của Việt Nam.Vượt qua nhiều khó khăn, ACB đang từng bước ổn định tình hình kinh doanh và hoạt động của hệ thống để xây dựng một ngân hàng phát triển bền vững. Hiện tại, ACB là một trong những ngân hàng có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất hiện nay. Nhờ có hệ thống sản phẩm phong phú đa dạng, xây dựng được một bộ phận chuyên trách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, khách hàng thực sự rất hài lòng khi sử dụng các sản phẩm của ngân hàng. Trong những năm gần đây chất lượng dịch vụ khách hàng được coi là một lợi thế cạnh tranh nổi bật của ACB so với các ngân hàng khác.

Với những thành công trên, ACB đã dành được nhiều giải thưởng danh giá: giải thưởng“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” 4 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011, 2012 do các tạp chí quốc tế uy tín: Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia, The Asset, World Finance bình chọn; giải thưởng “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010” và giải thưởng “Lãnh đạo Ngân Hàng Xuất Sắc nhất Việt Nam năm 2010” – “Leadership Achievement Award 2010” do tạp chí The Asian Banker trao tặng; 2 giải thưởng “Doanh nghiệp công bố thông tin tốt nhất do bạn đọc bình chọn và “Báo cáo thường niên xuất sắc nhất” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư chứng khoán và Dragon Capital phối hợp tổ chức; giải thưởng “Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010” do người tiêu dùng bình chọn - Báo Sài Gòn Giải Phóng là đơn vị tổ chức khảo sát. Đây là những thành tích được xã hội công nhận, minh chứng cho sự nỗ lực của ACB trong xây dựng và phát triển ngân hàng theo hướng đa dạng hóa, chuyên nghiệp hóa, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đa dạng hóa kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 39 - 42)