Tiến hành công tác nghiên cứu nhu cầu của người lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thành Môn (Trang 120)

- Tiền lương

4.2.1.Tiến hành công tác nghiên cứu nhu cầu của người lao động

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

4.2.1.Tiến hành công tác nghiên cứu nhu cầu của người lao động

Hiện nay Công ty vẫn chưa tiến hành công tác nghiên cứu nhu cầu của người lao động. Nhu cầu chính là những thứ mà người lao động mong muốn đạt được, nếu Công ty nắm bắt được các nhu cầu này mới có căn cứ cơ sở cho các giải pháp nhằm tạo ra động lực trong lao động. Việc nắm bắt cụ thể các nhu cầu để tạo động lực lao động là rất cần thiết. Biết chính xác nhu cầu mới có thể tạo được động lực cho đúng đối tượng, tạo ra sự công bằng giúp cho người lao động có niềm tin vào cách làm việc, hoạt động của Công ty. Nếu không nắm bắt được đúng nhu cầu dễ gây ra tạo động lực không đúng đối tượng, không phù hợp sẽ không thúc đẩy được động lực cho người lao động trong Công ty, đôi khi còn là sự “lãng phí” nguồn tài lực khi không biết cách khai thác và sử dụng. Với tình hình thị trường kinh tế cụ thể tại địa bàn Sơn La nói riêng và cả nước nói chung thì tỷ lệ thu nhập của người lao động vẫn còn rất thấp so với chi phí sinh hoạt, vì vậy Công ty nên tập chung phân tích các nhu cầu thiết yếu và nhu cầu học hỏi của người lao động là chủ đạo. Các nhu cầu về tinh thần có thể xem xét nhưng mức độ thực hiện là không cao và ít mang tính khả thi đối với Công ty.

Chính vì thế, Công ty cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và phương pháp cụ thể để tiến hành công tác nghiên cứu nhu cầu của người lao động. Để kết quả nghiên cứu có giá trị sử dụng thì Công ty cần đảm bảo các công việc sau:

+ Quy định ra bộ phận thực hiện công tác một cách rõ ràng.

+ Quy trách nhiệm cụ thể với phòng ban được giao nhiệm vụ đó. Trách nhiệm này được thể hiện cụ thể trong các bảng phân công và giao việc. Trong đó quy định rõ về cách thực hiện công việc, quyền lợi và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ. Có sự đồng thuận của người giao nhiệm vụ và người được giao để đảm bảo quy trình thực hiện công việc và trách nhiệm với công việc được giao sẽ được thực hiện đúng.

+ Xây dựng các chỉ tiêu nghiên cứu về nhu cầu của người lao động theo hệ thống quy chuẩn rõ ràng. Các chỉ tiêu rõ ràng không chỉ giúp cho người thực hiện dễ hiểu, dễ nắm bắt công việc mình phải thực hiện mà còn giúp cho quá trình kiểm tra, giám sát được dễ dàng thực hiện hơn.

+ Việc thực hiện nghiên cứu phải mang tính chất thường xuyên liên tục có thể theo chu kỳ theo quý hoặc theo từng năm. Vì nhu cầu của người lao động là không giống nhau ở các thời điểm, vì vậy việc nghiên cứu thường xuyên sẽ giúp Công ty nắm bắt được kịp thời những nhu cầu mới thay đổi để có những giải pháp giải quyết đúng lúc và hợp lý nhất.

+ Nguồn thông tin thu thập không chỉ dừng trên việc lấy ý kiến cá nhân của một số cán bộ lãnh đạo ở các bộ phận công việc. Phải kết hợp với kết quả thu được từ việc điều tra trực tiếp nhu cầu từ người lao động.

+ Xử lý, tiếp nhận kết quả thu được một cách công tâm, công bằng và công khai. Vì kết quả của quá trình xử lý là điều mà Công ty mong đợi khi bỏ ra chi phí và nguồn lực để tìm kiếm, nó có giá trị trong việc ra các quyết định làm thay đổi cách thức hoạt động của Công ty.

+ Dựa trên kết quả thu được xây dựng các biện pháp phù hợp, xác đánh để tạo được nhu cầu cho người lao động.

+ Bộ phận thu thập thông tin riêng biệt không phải là các đối tượng quản lý, hay nhóm tập thể vì dễ gây ra việc thông tin đưa về không công bằng do phát sinh các lợi ích nhóm.

Phương pháp nghiên cứu Công ty có thể áp dụng:

+ Tổ chức nghiên cứu, thu thập thông tin qua điều tra thực tế. Đặt ra các câu hỏi trực tiếp với người lao động trong doanh nghiệp. Đây là cách làm thu thập được kết quả thông tin chính xác nhất. Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này Công ty phải chấp nhận bỏ ra chi phí về nguồn nhân lực và tài chính.

+ Nghiên cứu dựa trên các học thuyết về nhu cầu của các nhà học giả đã được công nhận để đánh giá nhu cầu người lao động theo các thang đo cụ thể. Sử dụng các thang đo có sẵn để đối chiếu so sánh xem nhu cầu của người lao động đang ở vị trí nào. Tuy cách làm này không tốn nhiều chi phí nhưng kết quả thu được lại không đảm bảo tính chính xác, vì kết luận về nhu cầu của người lao động không do người lao động phản ánh và chỉ dựa trên cảm quan của người đánh giá các nhu cầu này.

Để thực hiện tốt công tác này Công ty cần đảm bảo yếu tố như:

+ Cần nghiên cứu tốt các chỉ tiêu. Đảm bảo các chỉ tiêu đưa ra là phù hợp với tình hình thực tế của người lao động và thực trạng của Công ty. Lấy ý kiến trực tiếp của người lao động trong việc xây dựng các chỉ tiêu.

+ Tổ chức tốt nhân lực đảm bảo có đủ lực lượng người thực hiện công tác mà trong quá trình thực hiện thu thập thông tin người lao động không bị chồng chéo nhiều nội dung công việc (một người phải làm nhiều việc cùng một lúc).

+ Đảm bảo nguồn tài chính ổn định cho công tác được diễn ra đúng thời điểm và mang tính chất liên tục.

+ Kết quả thu thập về phải được phân chia, tổng hợp một cách khách quan và công bằng.

+ Phải có đội ngũ xây dựng các giải pháp kịp thời, đúng thời điểm và phải phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thành Môn (Trang 120)