- Phương pháp thu thập thông tin số liệu:
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
1.2.2. Định hướng nghiên cứu của Luận văn
- Cách tiếp cận nghiên cứu của luận văn
Tác giả đã tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp với lao động của Công ty thông qua các bảng câu hỏi để tiếp cận với đề tài nghiên cứu của luận văn.
Ngoài ra tác giả sử dụng các bảng số liệu tổng hợp hàng năm của phòng tài chính kế toán, phòng hành chính – tổng hợp để đưa ra các chỉ số mang tính chất định lượng cho kết quả công tác tạo động lực lao động của Công ty.
- Dự kiến kết quả đạt được:
+ Luận văn tiếp cận với công tác tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp thông qua các cơ sở nghiên cứu về mặt lý thuyết đã được công bố và thừa nhận là có giá trị trong công tác tạo động lực.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng so với sự đối chiếu với các quy chuẩn về công tác tạo động lực với các tiêu chuẩn, quy trình về mặt lý luận. Dựa vào tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của công ty để đánh giá đầy đủ các khía cạnh hoạt động trong từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động riêng biệt của công ty.
+ Nhận thức rõ về sự đa ngành nghề trong lĩnh vực hoạt động của công ty để đưa ra phân tích, đánh giá đối với từng đối tượng lao động. Các yêu cầu khác biệt trong từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh thực tế của công ty để đề xuất giải pháp cụ thể có tính áp dụng cao đối với từng ngành.
+ Luận văn vận dụng các cơ sở lý luận, quan điểm cụ thể trong công tác tạo động lực lao động ….
Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài tác giả nhận thấy công tác tạo động lực cho người lao động đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp cũng như các tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, tại Công ty cổ phần Thành Môn tác giả chưa thấy sự trùng lặp với bất kỳ bài viết, nghiên cứu nào. Vì vậy, tác giả lựa chọn “ Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thành Môn” làm đề tài luận văn thạc sỹ.