Các yếu tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thành Môn (Trang 50 - 52)

- Phương pháp thu thập thông tin số liệu:

Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

2.2.2. Các yếu tố bên ngoà

*Đặc điểm về thị trường và dội ngũ lao động

Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác.

Trên thực tế, có rất nhiều dạng thị trường lao động khác nhau, tùy thuộc vào các tiêu chí được lựa chọn để phân loại. Xét từ giác độ pháp lý, có thể có

thị trường hợp pháp và thị trường bất hợp pháp; dưới góc độ quản lý, có thể có thị trường tự do và thị trường có tổ chức; dưới góc độ hình thức tổ chức, có thể có thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.

Thị trường lao động và đội ngũ người lao động là căn cứ để đánh giá chất lượng của nguồn lao động tại địa bàn kinh doanh mà Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh.

*Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh là các hoạt động kinh doanh khác nhau cung ứng ra những sản phẩm đầu ra là không giống nhau, vì vậy mỗi ngành nghề kinh doanh lại mang những đặc điểm riêng. Hiểu được đặc điểm của các hình thức ngành nghề trước khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho Doanh nghiệp hiểu được những thuận lợi khó khăn mà Doanh nghiệp gắn bó khi quyết định các ngành nghề kinh doanh.

Đặc điểm này có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của Doanh nghiệp là tác động chính đến việc lựa chọn cách thức tạo động lực cho người lao động trong Doanh nghiệp của mình.

Với Doanh nghiệp làm về ngành nghề sản xuất sản phẩm vật chất thì công tác tạo động lực sẽ gắn liền với số lượng sản phẩm mà người lao động tạo ra trong quá trình lao động của mình. Với ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì công tác tạo động lực lại gắn liền với sự hài lòng khi tiêu dùng sản phẩm của Doanh nghiệp cung ứng cho họ. Vì vậy đặc điểm củamỗi ngành nghề sẽ quyết định nhiều đến cách thức tạo ra động lực lao động và đó cũng là cách thức mà mỗi Doanh nghiệp tạo ra đặc điểm riêng của mình.

*Chính sách quản lý của Nhà nước

Bất cứ một Doanh nghiệp nào đã chấp nhận tham gia vào bất cứ thị trường kinh doanh nào cũng phải làm việc đúng với quy định của luật pháp. Chính sách quản lý của Nhà nước là hành lang pháp lý có tính chất bắt buộc

yêu cầu và có tính cưỡng chế các Doanh nghiệp phải tuân thủ và làm theo. Vì có tính bắt buộc và cưỡng chế nên chính sách quản lý của Nhà nước chính là quy chế cao nhất để tất cả các Doanh nghiệp phải tìm hiểu và làm cho đúng tránh tình trạng vi phạm và gây ra các hậu quả đáng tiếc, thiệt hai về danh tiếng và tài chính của người sáng lập và toàn thể Doanh nghiệp mình.

Chính sách quản lý Nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch. Đặc trưng này đòi hỏi Nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối tượng quản lý phải có một chương trình nhất quán, cụ thể và theo những kế hoạch được vạch ra từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học.

Chính sách quản lý của Nhà nước bao gồm các chính sách về quy định thủ tục pháp lý, các hoạt động được và không được trong hoạt động kinh doanh của từng loại hình Doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy các tác nhân đều có những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Tùy mức độ và vai trò mà có những tác động trực tiếp, gián tiếp và động tác nhiều hay ít đến Doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thành Môn (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w