Kinh nghiệm của Công ty cổ phần điện cơ Sài Gòn (SME)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thành Môn (Trang 67)

- Tiền lương

2.4.1. Kinh nghiệm của Công ty cổ phần điện cơ Sài Gòn (SME)

Công ty cổ phần điện cơ Sài Gòn ( SME ) đăng ký thành lập hoạt động từ ngày 31/05/2006.

Giấy phép kinh doanh số: 4103004824

Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty: Xây lắp hệ thống điện trung và hạ thế, lắp đặt ống cấp thoát nước, bơm nước, lắp đặt hệ thống báo cháy, báo trộm, lắp đặt hệ thống nước cứu hỏa tự động.

Slogans của Công ty là “ Con người là chìa khóa của thành công “

Là một công ty không phải là tồn tại và phát triển quá lâu nhưng thời gian hơn 8 năm hoạt động và phát triển cũng đã là sự cố gắng và thành công riêng của công ty. Để làm được những điều ấy công ty cũng đã chú trọng phát triển nguồn lao động cũng như phát triển công tác tạo động lực lao động cho Công ty mình, cụ thể:

Tiền lương: xây dựng mức lương trên cơ sở công việc được giao và hiệu quả công việc mà người lao động thực hiện hoàn thành. Sau 6 tháng công ty sẽ xem xét kết quả làm việc của người lao động để làm cơ sở tăng lương thông qua việc nhận xét đánh giá của cấp lãnh đạo trực tiếp. Mức lương đối với hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ được nhận 100% mức lương đã thỏa thuận từ ban đầu giữa Công ty và người lao động ( được ghi nhận trong bản hợp đồng lao động đối với từng lĩnh vực cụ thể). Mức độ % lương được nhận phụ thuộc vào % hoàn thành nhiệm vụ theo đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của từng lao động vào cuối tháng. Ngoài lương công ty cũng có chính sách thưởng thỏa đáng nhằm động viên khuyến khích tinh thần làm việc của các

CBCNV trong toàn công ty. Thưởng Lễ, Tết mức thưởng cụ thể với từng người lao động là 200.000/ 1 lao động và thưởng theo hiệu quả công việc mức thưởng được xếp vào khoảng từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/ mức hoàn thành công việc cụ thể. Là một công ty đã lên sàn giao dịch Công ty có chính sách thưởng cổ phiếu, và cho CBCNV giỏi được mua cổ phiếu công ty với giá ưu đãi. Cụ thể mức mua được giảm 30% - 50% giá trị cổ phiếu của Công ty tại thời điểm thưởng. Sau một năm hoạt động Công ty có những buổi đánh giá lại công tác tạo động lực cho người lao động, rút ra các kết luận về việc thực hiện và hoàn thiện các mảng còn yếu kém trong công tác tạo động lực lao động về môi trường làm việc, phúc lợi của Công ty.

Thành công đạt được trong công tác tạo động lực của Công ty cổ phần điện cơ Sài Gòn đạt được trong năm 2013 cụ thể như:

Mức thu nhập trung bình tăng thêm 1,4 lần so với cùng thời điểm năm 2012 Mức thu nhập bình quân 1 tháng của năm 2012 là 3.500.000 đồng/ người/tháng

Đến năm 2013 mức thu nhập bình quân của người lao động là:

Mức thu nhập bình quân = 625.000.000 / 125 = 5.000.000 (đồng / người/ tháng) Tỷ lệ gắn bó của người lao động cũng tăng hơn năm 2012. Số lao động nghỉ việc đã giảm đi một nửa. Trong năm 2012 số lao động nghỉ việc là 20 người (do mức lương thấp hơn so với chỗ làm mới), đến hết năm 2013 số lao động nghỉ việc chỉ có 5 người.

Như vậy có thể nhận thấy công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần điện cơ Sài Gòn đã có những hiệu quả và thành công nhất định. Để đạt được những kết quả đó cũng là nhờ việc thực hiện chính sách tạo động lực thông qua công tác tiền lương của người lao động, cùng với sự trượt giá của giá cả thị trường Công ty cổ phần điện cơ Sài Gòn đã điều chỉnh kịp thời mức lương cơ bản của công ty mình để giữ chân người lao động, giảm

sức ép cạnh tranh về mức tiền lương mà các đối thủ cạnh tranh mang lại. Ngoài ra chính sách thưởng cho người lao động bằng cổ phiếu có hai lợi ích cụ thể: tăng số cổ phần tăng nguồn vốn kinh doanh của Công ty, tạo ra lợi ích của Công ty gắn liền với lợi ích của mỗi cá nhân nắm giữ cổ phiếu của Công ty. Tạo nên sự gắn kết và giằng buộc về mặt pháp lý và lợi ích kinh tế nhằm thúc đẩy động lực lao động cho người lao động để đạt được lợi ích kinh tế cho Công ty cũng như chính lợi ích của họ. Đây chính là điểm làm mới và sáng tạo mà Công ty cổ phần điện cơ Sài Gòn đã dám thực hiện và đạt được một số thành công nhất định. Là một cách làm nên học cho các doanh nghiệp đi tìm cách tạo động lực cho người lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thành Môn (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w