Nghiên cứu nhu cầu của người lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thành Môn (Trang 52 - 53)

- Phương pháp thu thập thông tin số liệu:

2.3.1.Nghiên cứu nhu cầu của người lao động

Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

2.3.1.Nghiên cứu nhu cầu của người lao động

Nghiên cứu nhu cầu của người lao động là việc các tổ chức doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng, đề bạt, định hướng phát triển của người lao động. Những nguyện vọng, mong muốn của người lao động cả về nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần.

Với mỗi đối tượng người lao động sẽ có những nhu cầu mong muốn không giống nhau. Để nắm bắt được nhu cầu của người lao động không phải quá khó với các doanh nghiệp, nhưng điều khó chính là việc đáp ứng các nhu cầu đó để tạo động lực cho người lao động.

Nghiên cứu về nhu cầu tiền lương của người lao động, nhu cầu về các điều kiện về cơ sở vật chất làm việc của người lao động, nhu cầu về hoạt động

học tập, nâng cao trình độ tay nghề, …v.v. Khi nghiên cứu nhu cầu của người lao động Doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu về vật chất và cả nhu cầu tinh thần, mong muốn hoàn thiện bản thân của người lao động.

Phương pháp nghiên cứu có thể là dùng phương pháp trực tiếp thông qua phỏng vấn người lao động, hoặc căn cứ vào các thang bậc nhu cầu trong hệ thống nghiên cứu của các học giả đã được cộng nhận làm căn cứ để đưa ra bảng tổng hợp về nhu cầu của người lao động. Sử dụng các phương pháp định lượng sử dụng chỉ tiêu định lượng để tính toán và tổng hợp kết quả. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu nhu cầu của người lao động theo cung bậc nhu cầu thực tế từ chính những nghiên cứu trực tiếp thông qua số lượng người lao động được lựa chọn làm mẫu điều tra hoặc dựa trên cơ sở lý thuyết thông qua các học thuyết của các nhà nghiên cứu đã được công nhận như: hệ thống nhu cầu của Maslow, học thuyết tăng cường tích cực, học thuyết kỳ vọng, học thuyết công bằng, học thuyết hệ thống hai yếu tố, học thuyết đặt mục tiêu. Phương pháp sử dụng dùng bảng hỏi để điều tra trực tiếp người lao động, hoặc phương pháp nghiên cứu các học thuyết để đưa ra nhận định cá nhân về nhu cầu của người lao động làm căn cứ xây dựng công tác tạo động lực.

Để làm công tác nghiên cứu được chính xác Doanh nghiệp cần có đội ngũ người lao động không phải là người trong ban quản trị, chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp các nghiên cứu để đưa ra kết quả để báo cáo lên ban quản trị Doanh nghiệp. Hoặc Doanh nghiệp có thể sử dụng bên thứ ba độc lập để tiến hành nghiên cứu nhu cầu của người lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thành Môn (Trang 52 - 53)