CHẾ ĐỘ ĂN TRONG BỆNH TÁO BÓN

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 159 - 160)

Ở người lớn có một tỉ lệ đáng kể bị táo bón 3-4-5 ngày mới đi ngoài 1 lần, đặc biệt là về mùa hè, điều này rất có hại vì các chất thải độc đối với cơ thể bị ứ trệ sinh cáu gắt, khó chịu, bực bội.

Nguyên nhân sinh bệnh là do các cơ thành ruột yếu nên sức co bóp không đủ mạnh để tống phân ra ngoài. Loại nảy hay gặp nhiều. Chế độ ăn gồm nhiều quả tươi như cam, táo, rau tươi (bắp cải, rau muống, cà chua, hành, cà rốt), đậu hạt khô, gạo còn khá nhiều cám. Tuy nhiên không nên dùng chất xenluloza nhiều quá vì các chất này TỤ LÂU Ở manh tràng và sẽ lên men làm cho ruột bị giãn ra. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm đại tràng gây táo bón thì chế độ ăn cần loại bỏ các chất xơ và dùng thức ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Thức ăn nên dùng là: khoai nghiền, trứng, cá luộc, sữa, dầu thực vật, gạo trắng, mật ong, nước trái cây (cam, cà chua). Thức ăn cần kiêng là rau trái có xơ cứng, vỏ cứng, đậu hạt khô, thịt có sụn.

I. VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG TRONG CÁC BệNH NGOạI KHOA

+ Tăng thêm tỉ lệ thủ thuật có thể làm được: Trong một số bệnh như ung thư, lao...làm

bệnh nhân bị suy dinh dưỡng không chịu nổi phẫu thuật nhưng nếu dinh dưỡng tốt thì có thể mổ được.

+ Giảm bớt khó khăn cho thủ thuật: ăn uống có thể làm giảm chướng hơi đối với bệnh

nhân mổ mà bị chướng hơi.

+ Làm vết thương chóng lành.

+ Giảm bớt tỉ lệ tử vong của thủ thuật: ăn uống tốt trước và sau phẫu thuật làm giảm tỉ lệ

tử vong của phẫu thuật.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 159 - 160)