XéT NGHIệM BệNH PHẨM.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 81 - 82)

Qua điều tra hiện trường và theo dõi triệu chứng lâm sàng dể có phương hướng giúp cho công tác xét nghiệm đi đúng hướng. Bệnh phẩm được đưa đến phòng xét nghiệm và phải được kiểm nghiệm ngay.

- Nếu nghi ngộ độc do vi khuẩn Salmonella: Lấy mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy, phân lập vi khuẩn trong thức ăn và trong phân, làm phản ứng ngưng kết huyết thanh. Phản ứng huyết thanh phải làm 2 lần, một lần vào thời kì đầu của ngộ độc và 1 lần vào thời kì bệnh nhân bắt đầu bình phục (7-10 ngày sau). Chỉ chắc chắn là ngộ độc do Salmonella khi hiệu giá ngưng kết lần 2 cao hơn lần 1 .

- Nếu nghi ngờ ngộ độc do Proteus và Coli phải làm phản ứng ngưng kết huyết thanh với vi khuẩn phân lập được từ phân người bệnh, hiệu giá ngưng kết lần thử thứ 2 phải cao hơn lần trước mới chắc chắn là bị ngộ độc do Proteus và Coli.

- Nếu nghi ngộ độc do vi khuẩn đường ruột cần chú ý lấy phân những người phục vụ hoặc sản xuất thức ăn nghi vấn, để tìm người lành mang vi khuẩn gây bệnh. Nếu nghi ngộ độc do độc tố vi khuẩn, ngoài phân lập vi khuẩn, cần thử nghiệm độc lực: Với tụ cầu có thể dùng độc.tế ruột của vi khuẩn nuôi trên mèo (mèo nhỏ thì cho uống, mèo lớn thì tiêm tĩnh mạch). Với độc tố vi khuẩn độc thịt, thì tiêm vào dưới màng bụng của chuột bạch.

- Nếu nghi ngộ độc do kim loại thì phân tích trong thức ăn, nước tiểu, chất

- Nếu nghi ngộ độc do hóa chất, tìm trong thức ăn, chất nôn, nước tiểu, phân... hóa chất và các dạng chuyển hóa của hóa chất

- Nếu nghi ngộ độc do bản thân thức ăn có chất độc, ngoài các phản ứng chung cho các chất độc (alcaloit, glucozit), và các phản ứng riêng biệt cho từng loại chất độc, cần thực nghiệm trên nhiều loại súc vật và theo dõi triệu chứng ngộ độc.

Ngoài những kiểm nghiệm riêng biệt cho từng loại ngộ độc, nhất thiết phải kiểm tra phẩm chất của thức ăn nghi vấn (có ôi thiu, hư hỏng không...)

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)