Các thể nặng.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 145 - 146)

I. GIẢM PROTEIN

2. Các thể nặng.

Dù có phù hay không đều phải coi là cấp cứu, nhất là khi kèm theo ỉa chảy mất nước và nhiễm khuẩn. Quá trình điều trị gồm các bước sau:

a) Bồi phục nước và điện giải.

Trường hợp mất nước nhẹ và vừa khi khi bệnh nhân còn uống được thì dùng dung dịch Oresol 50-100ml/kg cân nặng trong vòng 4-6 giờ, cho uống ít một sau đó đánh giá lại tình trạng mất nước, nếu đỡ tiếp tục liều lượng 100ml/kg, nếu không đỡ tiếp tục cho 1 liều như ban đầu và theo dõi sát trong 3 giờ để có thái độ xử trí tiếp.

- Mất nước nặng (nôn nhiều, li bì, không uống được) phải truyền 70ml/kg trong 3 giờ đầu dung dịch Ringer lactat hoặc dung dịch Nacl 0,9%, glucoza 5%, Na bicacbonat 14%o với tỉ lệ 1:1:1. Sự theo dõi và các bước xử trí tiếp theo cũng giống như trên, khì trẻ uống được thì thay bằng dung dịch uống.

b) Chế độ ăn.

Những trẻ mất nước đã được điều trị hoặc trẻ không bị mất nước thì cho ăn đường miệng với số lượng ít đậm độ pha loãng, ăn nhiều lần cùng với bú mẹ. Loại thức ăn có đậm độ năng lượng cao 1 Kcal/1ml thức ăn.

Trong tuần lễ đầu cho ăn 150 ml/kg cân nặng, sau đó tăng lên 200 ml/kg. Những ngày đầu có thể pha loãng 1/2 lượng sửa với 1/2 lượng nước. Sau đó cho ăn đặc dần. Số bữa cũng giảm dần (chú ý cả bữa ban đêm).

Cho ăn bằng thìa, cốc (không cho bú chai). Khi trẻ không chịu ăn thì cho ăn qua xông hoặc nhỏ giọt dạ dày. Khi trẻ thèm ăn trở lại nên cho ăn theo ý thích của trẻ những thức ăn phải đạt năng lượng cao, số lượng không quá nhiều.

c) Chống nhiễm khuẩn: Bằng kháng sinh đặc hiệu. d) Ðiều trị bổ sung:

- Ka li: KCL 0,5 g/kg/ngày uống trong 2 tuần. - Sắt: 60 mg/ngày uống trong 3 tháng.

- Axit folic: 100 nlcg/ngày trong 2 tháng.

- Vitamin A: Tổng liều 800.000 đv. Trẻ 12 tháng cho liều gấp đôi.

c ) Săn sóc: Chú ý về ban đêm, tránh HẠ ÐƯỜNG HUYẾT VÀ HẠ THÂN NHIỆT.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 145 - 146)