Các hình thức giáo dục DINH DƯỠNGCÓ THỂ ÁP DỤNG Ở cộng đồng.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 116 - 117)

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC DINH DƯỠNG

1. Các hình thức giáo dục DINH DƯỠNGCÓ THỂ ÁP DỤNG Ở cộng đồng.

Ðể có thể tiến hành giáo DỤC DINH DƯỠNG Ở cộng đồng làng xã cần lựa chọn và phối hợp nhiều hình THỨC CHO VIỆC GIÁO DỤC CÓ HIỆU QUẢ. CÓ thể chia theo hai thể thức sau:

a) Các hình thức trực tiếp:

Là các hình thức truyền thông giáo dục trong đó có sự trao đổi trực tiếp giữa người nói và người nghe hoặc nhóm người nghe. Các loại hình thức trực tiếp hay áp dụng trong THỰC TẾ Ở cơ sở là:

+ Thảo luận cá nhân, thăm hỏi tại gia đình:

Việc thảo luận và giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ không phải là việc dễ dàng, vì việc thay đổi tập quán không phải là việc đơn giản. Khi bà mẹ chú ý nghe lời khuyên không có nghĩa là bà mẹ sẽ làm theo lời khuyên đó. Những bà mẹ thường tin theo những kinh nghiệm riêng và liên quan với các yếu tố (sự thiếu thốn lương thực và thực phẩm, những thực phẩm dễ tìm, tín ngưỡng, tập quán, kiêng kị...). Trước khi tiến hành trao đổi những kiến thúc về dinh dưỡng chúng ta cần tìm hiểu lý .do vì sao nhân dân làm theo cách riêng như vậy, từ đó mới tiến hành giáo dục có hiệu quả. Khi trao đổi cá nhân cần theo nguyên tắc sau:

- Nói chuyện đúng lúc để có hiệu quả là khi bà mẹ cần có nhu cầu giúp đỡ ( khi con bà ta ốm , không lên cân...). Khi thảo luận và trao đổi có thể liên kết các thông tin lại cần chú ý những thông tin chúng ta trao đổi không nên chống lại những niềm tin tôn giáo, những hiểu biết của người mẹ. Khi trao đổi thông tin mới nên đề cập với thực tế của cộng đồng, phù hợp với cách nuôi dưỡng tốt. Nên tránh những lời khuyên mà thực tế không thực hiện được ( như nghèo túng, qui định tôn giáo, trình độ hiểu biết thấp).

+ Thảo luận hoặc trao đổi nhóm nhỏ. Ðây là hình thức tiện lợi và chủ yếu nhất được áp

dụng ở TUYẾN LÀNG xã với một nhóm các bà mẹ có nhu cầu thông tin giống nhau (các bà mẹ có thai, các bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi...)

Những buổi trao đổi, giáo dục dinh dưỡng cần được chuẩn bị kỹ các mục tiêu và đưa ra những vấn đề thiết thực với việc nuôi dưỡng trẻ. Chuẩn bị tốt những phương tiện như tranh ánh hướng dẫn, biểu đồ, đèn chiếu, nơi có điều kiện có thể dùng đèn chiếu, băng video.

Ở CÁC ÐIỂM PHỤC HỒI DINH DƯỠNG Ở cộng đồng tổ chức hướng dẫn chế biến bữa ăn cho trẻ với các THỰC PHẨM SẴN CÓ Ở ÐỊA phương, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng

và ngon miệng. Cũng ở NHỮNG ÐIỂM ÐÓ CÓ thể để các bà mẹ có con phục hồi tốt sau khi đã được hướng dẫn trao đổi để gây niềm tin và khuyến khích các bà mẹ khác.

+ Qua gặp gỡ ngẫu nhiên hay mang tính chất tình huống. Ðây là hình thức hay gặp, người cán bộ tình nguyện viên dinh dưỡng tận dụng các cơ hội gặp gỡ đối tượng trao đổi giáo dục dinh dưỡng. Thông thường cơ hội này là khi đi làm cùng nhau hoặc lúc bà mẹ đang gặp tình huống tìm đến sự giúp đỡ và cần lời khuyên của nhân viên y tế sức khỏe hoặc trong lúc khám bệnh điều trị.

+ TỔ chức nói chuyện tập trung.

Thông thường các buổi họp tập trung của thôn xã và các tổ chức quần chúng cán bộ y tế hay nhân viên sức khỏe cộng đồng có thể phối hợp tiến hành trao đổi thông tin về các vấn đề dinh DƯỠNG CẦN GIẢI QUYẾT Ở cộng đồng, hoặc những thông tin hữu ích về dinh dưỡng, khuyến khích cộng đồng tham gia các chương trình dinh dưỡng và sức khỏe khác.

b) Các hình thức gián tiếp:

Những hình thức tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng gián tiếp qua việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn như pano, áp phích, tranh ảnh và đèn chiếu, đài truyền thanh của địa phương. Những hình thức gián tiếp trong truyền thông giáo dục dinh dưỡng rất có hiệu quả cho việc phổ biến tới nhiều đối tượng. Ðặc biệt là những thông tin đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, dễ dàng không tốn kém. Qua hình thức này còn lôi kéo và động viên tạo không khí sôi động trong hoạt động giáo DỤC SỨC KHỎE VÀ DINH DƯỠNG. Ở những hình thức này cần phải lưu ý tới các chủ đề thích hợp, xây dựng các tài liệu và nội dung hấp dẫn sẽ đưa đến hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 116 - 117)