Ðối tượng và nội đung giáo dục dinh dưỡng cộng đồng

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 114 - 116)

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC DINH DƯỠNG

2. Ðối tượng và nội đung giáo dục dinh dưỡng cộng đồng

a) Ðối tượng của giáo dục dinh dưỡng:

Từ việc tìm hiểu phân tích các yếu tố nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng và tình trạng dinh dưỡng kém của cộng đồng, những thói quen và tập quán, nhưng hạn chế của hệ thống sản xuất kinh tế và trình độ văn hóa, điều kiện sống của dân CHÚNG Ở cộng đồng. Việc phân tích nhóm đối tượng cần tập trung để tiến hành tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng có hiệu quả. Thường xuyên ta phân ra hai nhóm đối tượng cần tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng sau:

- Nhóm đối tượng chính: Các bà mẹ đang mang thai hoặc đang cho con bú, các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 TUỔI, NHỮNG NGƯỜI CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở cộng đồng, các cô nuôi dạy trẻ, các ông bà trong gia đình.

- Nhóm đối tượng hỗ trợ cho CÔNG TÁC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở cộng đồng gồm các thành viên lãnh đạo cộng đồng, thôn xóm, các cán bộ của những tổ chức quần chúng như hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, hội làm vườn, thanh niên cũng như các nhóm khuyến nông.

b. Những nội dung chính của giáo dục dinh dưỡng ở cộng đồng:

Những nội dung giáo dục dinh DƯỠNG Ở cộng đồng được hình thành trên cơ sơ phân tích mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan đến tình trạng sức KHỎE CỦA NHÂN DÂN Ở CỘNG ÐỒNG ÐẶC BIỆT LÀ TRẺ EM LỨA TUỔI TỪ 0 -5 tuổi. Ðể can thiệp dinh dưỡng bằng giáo dục dinh dưỡng thường tập trung vào các nội dung sau:

Giáo dục về kế hoạch hóa gia đình, để hạ thấp tỉ lệ sinh và phát triển dân số, giảnh sức ép dân số một yếu tố tác động rất lớn đến kinh tế và dinh dưỡng.

- Nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu và cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ không cứng nhắc theo giờ giấc nhất định.

- Hướng dẫn chăm sóc và chế độ ăn uống nghỉ ngơi cho các bà mẹ đang mang thai và cho con bú.

- Hướng dẫn chế độ ăn bổ sung cho .trẻ nhỏ đảm bảo đủ số lượng và cân đối giữa các chế độ dinh dưỡng.

- Chăm sóc hợp lý khi trẻ ốm và các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ( tiêm chủng, phòng chống ỉa chảy, viêm cấp đường hô hấp, giun sán, nước sạch và môi trường...) .

- Theo dõi sự tăng trường của trẻ em bằng theo dõi cân nặng với việc sử dụng biểu đồ phát triển.

- phòng chống các bệnh thiếu VI CHẾT DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM (THIẾU VITAMIN A và bệnh khô mắt, thiếu máu thiếu sắt, thiếu iốt...)

- Vệ sinh trong chế biến thực phẩm và vệ sinh ăn uống.

- Xây dựng hệ sinh thái VAC GIA ÐÌNH ÐỂ TẠO NGUỒN THỰC PHẨM TẠI CHỖ.

II. CÁC HÌNH THỨC VÀ KĨ NĂNG CắN THIếT KHI TIếN HàNH GIáO DụC DINH DƯỡNG ở CộNG ĐỒNG.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 114 - 116)