Cho trẻ ăn bổ sung một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 121 - 122)

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC DINH DƯỠNG

3. Cho trẻ ăn bổ sung một cách hợp lý.

Từ tháng thứ năm sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng, các chất dinh dưỡng do sự tăng NHU CẦU CHO PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ Ở lứa tuổi này. Do đó từ tháng này trẻ cần được ăn bổ sung hợp lý, trọng việc cho trẻ ăn thêm cần chú ý một số điểm sau:

- Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, tránh tình trạng nhiều nơi cho trẻ ăn từ tháng thứ 2.

- Nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung là cho trẻ tập ăn dần từ ít tới nhiều, từ lỏng tới đặc dần, mỗi lần chỉ cho trẻ ăn thêm một loại thức ăn mới.

Công thức ăn bổ sung cho trẻ cần gồm nhiều thành phần có đủ các loại thức ăn trong ô vuông thức ăn với sữa mẹ là trung tâm. Nói một cách khác khá thông dụng đối vớicác chương trình chăm sóc trẻ là "thực hiện tô màu đĩa bột cho các cháu" bằng các màu của thực phẩm cung cấp chất đạm như tôm, tép, thịt, trứng cá, lạc và các loại đậu đỗ. Các thực phẩm cung cấp vitamin và các chất khoáng là các loại rau, hoa quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau' đền, các loại quả và củ có màu vàng như đu đủ muỗm xoài, bí đỏ, cà rốt, gấc. Cũng cần cho trẻ ăn các loại dầu, mỡ, bơ để tăng giá trị năng lượng, cũng như các axit béo chưa no và tạo điều kiện hấp thụ các Vitamin tan trong dầu.

Biểu đồ thời gian nuôi dưỡng trẻ

Thức ăn bổ sung của trẻ cần được chế biến sao cho bữa ăn trẻ đa dạng và luôn được thay đổi mùi vị để trẻ ăn ngon miệng. Ðảm bảo chế biến hợp vệ sinh, nên nấu bột bữa

nào cho trẻ ăn bữa đó, dụng cụ đựng thức ăn của trẻ phải sạch, không nên cho trẻ bú sữa bằng bình khó rửa sạch dễ là nguồn vi khuẩn quan trọng gây ỉa chảy ở TRẺ EM.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 121 - 122)