Phân loại SDD

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 142 - 145)

I. GIẢM PROTEIN

1. Phân loại SDD

Dựa vào "điểm ngưỡng" của các triệu chứng mà phân loại bằng nhân trắc, lâm sàng hay hóa sinh. Thực tế người ta có thể phân loại mọi mức độ của SDD HOẶC chia theo thể nặng của SDD.

a) Theo mọi mức độ của SDD.

+ THEO OMS:

- SDD VỪA ( ĐỘ I ): KHI CÂN NẶNG / TUỔI TỪ -2 SD đến -3SD - SDD NẶNG (ĐỘ II ): Khi cân nặng / tuổi từ -3 SD ÐẾN -4SD - SDD RẤT NẶNG ( ĐỘ III ): KHI CÂN NẶNG / tuổi từ dưới -4SD.

SD: Ðộ LỆCH CHUẨN SO VỚI QUẦN THỂ THAM KHẢO NCHS CỦA MỸ (NCHS: NATIONAL CENTER FOR HEALTH STATISTIC). VIỆC SỬ DỤNG QUẦN THỂ NCHS được đề nghị sau khi nhận thấy trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng tốt thì các đường phát triển tương tự nhau.

+ Theo Waterlow:

- THIẾU DD thể gảy còm: CN/CC thấp so với chuẩn. - THIẾU DD thể còi cọc: CC/ tuổi thấp so với chuẩn.

- THIẾU DD thể vừa còm vừa còi: Cả 2 chỉ tiêu trên đều thấp so với chuẩn.

a. Theo thể nặng: Dùng thang phân loại Wellcome để phân biệt giữa thể Marasmus

và Kwashiorkor:

Cân nặng % so với chuẩn Phù

Có Không

80-60 Kwashiorkor Thiếu dinh dưỡng

Dưới 60 Marasmus - Kwashiorkor Marasmus

II. Lâm sàng

- Thể nhẹ biểu hiện thường nghèo nàn về lâm sàng, chẩn đoán chủ yếu dựa vào kích thước nhân trác.

• Thể nặng có thể tóm tắt theo bảng dưới đây:

Chậm lớn + + Teo cơ + + Phù + + Thờ ơ, mệt mỏi + + Dễ bị kích thích + + Nhiễm khuẩn + +

Rối loạn điện giải - +

Thiếu máu + +

Albumin huyết thanh - +

Gan thoái hoá mỡ - +

Thân hạ nhiệt + +

Rối loạn tiêu hoá + +

Mảng sắc tố - +

Tóc biến đổi - +

III. ĐIỀU TRỊ

A. Nguyên tắc chung:

+ Trẻ em có nhu cầu rất lớn về số lượng cũng như chất lượng. Trẻ bị suy dinh dưỡng

tuy rằng chức năng tiêu hóa của chúng bị suy sụp nhiều song khả năng hấp thu của chúng vẫn còn. Số lượng calo cho trẻ thường là 90-100kcal/kg thể trọng. Trong suy dinh dưỡng số calo cần dùng lên tới 120-150 Kcal/kg thể tròng hoặc hơn.

+ Khi tính nhu cầu calo thường phải tính số calo theo tuổi đối với sự phát triển bình thường, không tính số calo theo trọng lượng hiện có của đứa trẻ.

+ Trong trạng thái nhu cầu thì cao mà khả năng tiêu hóa thì kém, trẻ hay có rối loạn tiêu

hóa do nhiều nguyên nhân nên cần phải tìm thức ăn nào phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ và có tác dụng trong dinh dưỡng của trẻ.

+ Nên phối hợp với các phương pháp điều trị khác (truyền máu, truyền huyết tương...)

và phải điều trị bệnh đã gây ra suy dinh dưỡng. B. Các chế độ ăn theo thể lâm sàng:

1. Các thể vừa và nhẹ.

Chỉ cần điều trị tại nhà bằng cách hướng dẫn bà mẹ hoặc người nhà điều chỉnh lại chế độ ăn cho hợp lí và theo dõi sự tăng cân của trẻ dựa vào biểu đồ phát triển. Nên cho thêm các thực phẩm có đậm độ năng lượng cao như dầu, hạt có dầu, các thức ăn giàu protein động vật, rau xanh, quả giàu vitamin A và các vitamin khác cùng với muối khoáng. Cần tiếp tục cho bú mẹ. Thể suy dinh dưỡng vừa có thể điều trị ngoại trú tại các phòng khám bệnh viện tỉnh, khu vực, trung tâm phục hồi dinh dưỡng, kết hợp chế độ ăn với điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như ỉa chảy, sởi, viêm đường hô hấp.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 142 - 145)