.CƠ SỞ CỦA DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ HỌC.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 130 - 131)

CƠ SỞ CỦA DINH dưỡng điều trị họe là việc nghiên cứu tình trạng và quá trình trao đổi chất của người bệnh dựa vào đặc tính từng thời kỳ bệnh, kể cả mức độ nhiễm trùng, mức độ trầm trọng vô sự thay đổi hình thái các cơ quan và TOÀN BỘ CƠ THỂ Ở bệnh này hay bệnh khác.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh là chất và lượng thức ăn ăn vào ảnh hưởng rất lớn đến hoạt tính của các nội tiết tố. Cho ăn nhiều gluxit làm tăng hoạt tính Adrenalin, nhiều protein làm tăng hoạt tính của Tyroxin. Hoạt tính của adrenalin còn phụ THUỘC VÀO LƯỢNG VITAMIN C Ở thường thận.

Người bị bệnh tăng toan thường bị Ợ CHUA, đau ở vùng thượng vị có cảm giác co thắt ở ngực. Ða số bệnh nhãn này dễ bị kích thích. Diễn biến đường huyết của người bị bệnh tăng toan giao ÐỘNG RẤT LỚN. KHI LƯỢNG ÐƯỜNG Ở máu tăng !ăn thì sự tiết dịch của dạ dày giảm đi, khi lượng đường huyết giảm đi thì sự tiết dịch của đa dày tăng lên. Những dao động đột ngột của đường huyết gây ra những đao động mạnh về tiết dịch dạ dảy. Nếu cho người bệnh ăn giảm gluxit để giảm sự táng đường huyết và cho ăn nhiều bữa gần nhau để đường huyết khỏi giảm xuống nhanh thì các triệu chứng tăng toan cũng sẽ bị mất đi.

Ðại đa số người bệnh bị tăng toan là những .người thuộc loại thần kinh yếu. Khi ăn hạn chế gluxit và ăn rải ra nhiều bữa không những làm mất triệu chứng tăng toan mà còn giúp người bệnh trở nên bình tĩnh và cân bằng hơn. Như vậy là trong một số- trường hợp dịch thể trở thành yếu tố điều hòa, hệ thần kinh trung ương trở thành bị điều hòa và do đó ăn uống có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa của hệ thần kinh thực vật.. Trong các bệnh tiêu hóa ăn uống hợp lí là biện pháp điều trị chủ yếu vì đẩy là nơi chuẩn bị và sử dụng thức ăn ăn vào.

IV. NGUY? TắC Và Tổ CHứC CủA ĂN ÐIềU TRị. ,

Khi thực hiện chế độ ăn điều trị có thể sử dụng những nguyên tắc khác nhau tùy đặc tính của từng bệnh, tình trạng bệnh và các đặc tính cá biệt khác.

Trong dinh dưỡng điều trị người ta sử dụng rộng rãi các nguyên tắc hạn chế về số lượng và chất lượng. Sự giới hạn về số lượng tùy thuộc giới hạn chất lỏng đưa vào như các bệnh thuộc hệ tim mạch, vữa xơ động mạch, cao huyết áp. Trong một số bệnh đòi

hỏi giới hạn cả số lượng và chất lượng. Do đó khi xây dựng thực ềơn cho bệnh nhân cần chú ý các nguyên tắc sau đây:

1 Khi đưa ra các chế độ ăn khác nhau phải đảm bảo sự cần đối, sự đấy đủ và sự toàn diện của nó, sao cho phù hợp: với đặc tính biết trước của bệnh, chú trọng những bệnh đặc biệt .

2. Xác định được thời hạn hạn chế của. việ.c sử dụng các chế độ ăn không cân đối, khổng toàn diện và không ÐẦY ÐỦ Ở những ảnh khác nhau.

3. Quy định những nguyên tắc ĂN UỐNG Ở những bệnh nhân tiến hành liệu pháp đặc biệt (liệu pháp sinh hóa, liệu pháp điếu trị ).

4. Ðề ra các nguyên tấc phối hợp các yếu tố dinh dưỡng, điều trị với việc sử dụng kháng sinh và các phương tiện khác của liệu pháp thuốc.

5. Qui định chế độ ăn phải phù hợp với hoạt động của bệnh nhãn, chú ý tới việc đề phòng sự hạn chế hoạt động sau này do ảnh hưởng của ăn uống gây ra.

Khi xây dựng từng thực đen cụ thể, vấn đề quan trọng là việc lựa chọn các thực phẩm, các thực phẩm sử dụng luôn tuân thủ theo nguyên tắc tác động cơ học và hóa học. Ðể tránh các tác động cơ học khi chế biến thức ăn cần chú ý:

- Hạn chế hoặc loại trừ các thức ăn thô, các thực phẩm khó tiêu nhiều xenluloza như: bánh mì đen, củ cải; bắp cải, cây họ đậu

- Xử lí các thực phẩm bằng cách nghiền nhỏ, chà xát, nhào trộn và quấy đảo để đảm bảo sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt nhất.

- Sử dụng những phương pháp nấu đặc biệt nhằm làm giảm chất xơ, hòa tan propectin và làm mềm thực phẩm. Cách chế biến tốt nhất là phương pháp hấp, có thể sử dụng phương pháp nướng; nhưng nên hạn chế phương pháp rán.

Ðể loại trừ các tác động hóa học khi chế biến thực phẩm nên loại trừ các thực phẩm giàu chất chiết xuất, hạn chế biến món án gầy kích thích tiết dịch vị của dạ dày và ruột. Trong khẩu phần ăn nên loại trừ nước dùng đặc, súp cà chua, nước chấm đặc, nước sốt, gia vị, dưa chuột muối... Phương pháp nấu là tất nhất.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 130 - 131)