Biện pháp phòng bệnh.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 66 - 67)

II. TíNH CHấT Vệ SINH.

4. Biện pháp phòng bệnh.

Ðể phòng ngừa sự lan nhiễm của tụ cầu vào thực phẩm, cần có yêu cầu kiểm tra sức khỏe với công nhân ngành ăn uống. Những người có bệnh về mũi họng, viêm đường hô hấp không được tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nhất là thức ăn đã nấu chín. Những người bị bệnh nhẹ như sổ mũi hắt HƠI.... NÊN CHO TẠM CHUYỂN SANG LÀM VIỆC Ở bộ phận khác không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Ðể phòng ngừa nhiễm tụ cầu cho công nhân ngành ăn uống và sản xuất chế biến thực phẩm, cần có những biện pháp sau:

- Ðề phòng cảm lạnh.

- Tạo điều kiện vi khí hậu hợp lí nơi sản xuất như thông gió thoáng khí. Tạo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm ổn định. Tăng cường các tiện nghi vệ sinh, theo dõi vệ sinh cá nhân một cách chặt chẽ trong công nhân viên ngành ăn uống. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh bàn tay, răng miệng và các bệnh ghẻ lở, mụn nhọt ngoài da. Bắt buộc phải dùng khẩu trang trong lúc làm việc

- Cần tổ chức khám bệnh định kì cho công nhân, nếu phát hiện có người mang tụ cầu gây bệnh phải cho nghỉ việc và điều trị ngay bằng kháng sinh đặc hiệu. Hàng ngày cần kiểm tra tay công nhân chế biến, những người bị viêm da mủ chỉ được tiếp tục làm việc khi được phép của cán bộ y tế địa phương. Ðối với thực phẩm nhất là thức ăn đã nấu chín, tết nhất là ÐƯỢC ĂN NGAY NẾU KHÔNG PHẢI BẢO QUẢN LẠNH Ở 2-4oC. Với các loại bánh ngọt có kem sữa cần thực hiện nghiêm ngặt các qui chế vệ sinh tại nơi sản xuất và nơi bán hàng vì đây là nguyên nhân thường GẶP TRONG CÁC VỤ NGỘ ÐỘC THỨC ĂN AO TỤ CẦU KHUẨN.

Ngộ độc Botulism là bệnh ngộ độc thịt mang tính chất cấp tính rất nặng, nó phá hủy thần kinh trung ương và gây tử vong cao. Theo thống kê của Mayer trong 50 năm gần đây tỷ lệ tử vong do ngộ độc Botulism chiếm khoảng 34,2%. Ở MỸ TỶ LỆ NÀY LÀ 63,7%. NÓI chung tỷ lệ tử vong trước khi có kháng huyết thanh đặc hiệu là rất cao, khoảng 6ó-70%. Ngày nay tỷ lệ đã hạ xuống nhiều nhưng với điều kiện là được tiêm sớm.

Bệnh thường xảy ra khi dùng thức ăn dự trữ như đồ hộp, pate, xúc xích. Van Ermengern là người đầu tiên phát hiện ngộ độc Botulism từ 1895 ở DĂM BÔNG VÀ RUỘT GIÀ CỦA NGƯỜI BỊ chết do ngộ độc thịt. Sau này Konstansov đã phân lập được vi khuẩn ở CÁ VÀ NGƯỜI TA XẾP NÓ VÀO HỌ Clostridium. Vi khuẩn họ này có 5 loại ABCDE. Chúng giống nhau về hình thể, tính chất nuôi cấy và tác dụng sinh lý của độc tố, nhưng khác nhau về tính KHÁNG NGUYÊN. LOẠI A, B, E PHỔ biến nhất và có liên quan đến ngộ độc thức án. Những năm gần đây có thông báo về ngộ độc thức ăn do loại C. Bệnh thường gặp ở NHỮNG NƯỚC HAY DÙNG ÐỒ HỘP NHƯ Ở MỸ DÙNG RAU HỘP, Ở ĐỨC, PHÁP DÙNG DĂM BỐNG, LẠP SƯỜN, Ở LIÊN XÔ dùng lạp sườn, cá ướp muối...

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 66 - 67)