Các biện pháp phòng chống ngộ độc Botulism.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 68 - 69)

II. TíNH CHấT Vệ SINH.

4. Các biện pháp phòng chống ngộ độc Botulism.

Làm tốt khâu ướp lạnh, nhất là thức ăn nguội làm bằng thịt, cá đóng hộp, ướp muối, xông khói.

- Tất cả các sản phẩm thịt cá khi đã có dấu hiệu ôi thiu thì không được dùng làm thức ăn nguội hoặc đưa đi đóng hộp.

- Với đồ hộp, khi đã có dấu hiệu phồng phải coi là nhiễm trùng nguy hiểm (trừ khi phồng lý hóa). Muốn phân biệt phải nuôi cấy vi khuẩn.

- Với thức ăn khả nghi thì biện pháp tốt nhất là đun sôi lại ít nhất 1 giờ.

- Ðối với cá phải lưu ý: Phân phối và sử dụng cá sau khi đánh về: Nếu cần giữ lại phải đem mổ bỏ hết ruột mang, vây rồi rửa sạch và đưa đi ướp lạnh ngay. Tốt nhất là chế biến cá sớm ngay khi cá còn tươi.

- Biện pháp tích cực nhất là đun sôi trước khi ăn. NGộ ÐộC CáC HóA CHấT BảO Vệ THựC VậT I. Mở ÐầU

Hiện nay các thuốc trừ sâu, trừ mốc trong nông nghiệp được gọi bằng một CÁI TÊN CHUNG LÀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT. ĐÓ là danh từ chung để chỉ các chất hóa học được dùng để chống sâu bệnh bảo vệ cây trồng.

NHU CẦU SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT Ở nước ta ngày khoảng 30-40 ngàn tấn trong một năm. Tuy nhiên, ngoài tác dụng diệt sâu bệnh, hóa chất bảo vệ thực vật cũng đã và đang gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) và lương thực thực phẩm. Từ đó gây nên các vụ ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiếp xúc và người sử dụng (xem bảng dưới đây).

Thời gian Ðịa điểm Số người bị

ngộ độc cấp

Tử vong

1980-1982 Bệnh viện Bạch Mai 182 38

1980-1982 Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba 60 4

1980-1982 Bệnh viện Gia Lâm 43 7

1980-1982 Bệnh viện Hoài Ðức 3 1

1980-1982 Bệnh viện Từ Liêm 29 0

1980-1982 Bệnh viện Chợ Rộy 353 34

1981 Bệnh viện Minh Hải 334 -

1982 Bệnh viện Minh Hải 319 -

1981 Bệnh việnHậu Giang 219 -

1982 Bệnh viện Hậu Giang 102 -

1987 Bệnh viện Tiền Giang 174 20

GHI CHÚ: DẤU (-) GHI Ở cột tử vong có nghĩa là trong thông báo thống kê không ghi số

liệu.

QUA ÐIỀU TRA THỐNG KÊ Ở trên, người ta cho thấy nguyên nhân ngộ độc chủ yếu là do công tác quản lí thuốc trừ sáu không tốt. Nguyên nhân này chiếm tỉ lệ 91% (trong đó 72% là do chủ ý tự tử, 19% do ăn uống nhầm lẫn) và 9% là do công tác phòng hộ lao động không chu đáo hoặc do ăn uống.

Con đường gây nhiễm độc chủ yếu là qua ăn uống (tiêu hóa) chiếm 97,3%. Qua da và hô hấp chỉ chiến 1,9% và 0,8% . Thuốc gây độc chủ yếu là WOLFATOX (77,3%) SAU ÐÓ LÀ 666 (14,7%) VÀ DDT (8%). Ðối tượng bị nhiễm độc chủ yếu là nông dân tuổi lao động:

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)