Tính chất vệ sinh của rau quả.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 60 - 61)

II. TíNH CHấT Vệ SINH.

3. Tính chất vệ sinh của rau quả.

Rau có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán do tưới rau bằng phân tươi hoặc nước bẩn. Các loại rau ăn tưới sống như rau sà lách, rau thơm, hành mùi, dưa chuột, cà rốt... nếu không được rửa sạch và sát trùng cẩn thận thì có thể gáy các bệnh đường ruột và giun sán.

Một vấn đề hiện nay đang được quan tâm là độ nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật trong rau quả khá cao, gây nên ngộ độc cấp tính cũng như mãn tính, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lâu dài cho người tiêu dùng.

Tóm lại giá trị dinh dưỡng của thức ăn động vật và thực vật như chúng ta đã thấy không có một loại thức ăn nào cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết. Bởi vậy cần phải biết phối hợp ăn nhiều loại thức ăn trong bữa ăn hàng ngày. Ðảm bảo cho khẩu phần ăn hàng ngày có đủ các loại thức ăn ở CÁC NHÓM THỎA MÃN NHU cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi, giới tính cũng như cường độ lao động.

CHƯƠNG VII: NGỘ ÐỘC THỨC ĂN

Mục đích của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn không bị ngộ độc thức ăn . Ngộ độc thức ăn là một bệnh cấp tính xẩy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn hoặc thức ăn có chứa các chất có tính chất độc hại đối với người ăn. Bệnh thường xảy ra có tính chất đột ngột, nhiều người cùng mắc do ăn cùng một loại thức ăn, có những triệu chứng của một bệnh cấp tính biểu hiện bằng nôn mửa, ỉa chảy... kèm theo các triệu chứng khác tuỳ theo từng loại ngộ độc.

Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thường chiếm tỉ lệ tương đối cao, trong đó thịt cá là thức ăn chủ yếu gây ngộ độc, tuy vậy tỉ lệ tử vong thấp, ngược lại, ngộ độc thức ăn không do vi khuẩn tuy ít xảy ra hơn nhưng tỉ lệ tử vong lại cao hơn nhiều. Ngộ độc thức ăn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa hè thường xảy ra nhiều hơn mùa đông. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào khụ vực địa lí, tập quán ăn uống, điều kiện sinh hoạt ăn uống của từng NƠI KHÁC NHAU. CHẲNG HẠN Ở VÙNG biển ăn phải cá độc, miền núi ăn nấm độc, sắn độc, rau dại độc...

Trong những năm gần đây việc sử dụng rộng rãi hóa chất trừ sâu trong nông nghiệp, các chất phụ gia trong công nghiệp thực phẩm... cũng đang là mối quan tâm lớn đối với những người làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (OMS) ÐÃ NHẤN MẠNH SỰ cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh thực phẩm chấp hành luật vệ sinh ăn uống trong nhân dân trên toàn cầu. OMS ÐÃ ÐƯA RA MỘT PHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục vệ sinh thực phẩm phổ cập rộng rãi bằng mọi phương tiện như báo chí, truyền thanh, truyền hình... để thức tỉnh dân chúng ở MỌI NƠI MỌI CHỖ. DỰA VÀO NGUYÊN NHÂN gây bệnh người ta chia ngộ độc thức ăn ra làm 3 loại sau:

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 60 - 61)