Nguyên tắc:

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 156 - 159)

II. Nguyên tắc CHUNG XÂY DựNG CHế Ðộ ĂN

1. Nguyên tắc:

1. 1 Cần dùng các thức ăn mềm có khả năng bao bọc che chở niêm mạc dạ dày và thích hợp với từng người.

Không nên ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Thức ăn quá lạnh làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng cũng làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và co bóp mạnh hơn. Thức ăn Ở 40-50OC DỄ TIÊU HÓA VÀ DỄ HẤP THU HƠN Ở nhiệt độ bình thường.

1.2. Chống tăng tiết dịch vị và HCL: - Không để bụng đói.

- Không ăn quá no.

- Không ăn nước luộc, nước hầm thịt nguyên chất, những thức ăn có nhiều mùi vị thơm như thịt quay, thịt muối, cá muối.

- Không uống rượu, bia, cà phê, chè đặc.

- Không hút thuốc lá, không ăn chất cay, thức ăn, đồ uống quá chua.

- Sinh hoạt thoải mái, làm việc vừa sức, điều độ, tránh căng thẳng tinh thần (stress). 1.3. Các thức ăn nên dùng:

- Cơm, xôi, bánh nếp, bánh tẻ, bột mì, bột gạo, mì sợi, bánh mì. - Ðường, bánh ngọt, mứt, kẹo, mật ong, bánh qui.

- Dầu thực vật, bơ, mỡ (Nếu không eo huyết áp cao, cholesterol máu cao). - Các loại sữa và sữa đậu nành.

- Thịt, cá, trứng, đậu phụ.

- Các loại chè: Chè đỗ xanh, chè đậu đen, chè bột sắn. 1.4. Nên có các bữa ăn phụ:

Vì người bệnh không ăn được nhiều một lúc như những người không bị bệnh nên phải cho người bệnh ăn thêm một số bữa ăn phụ vào lúc 10giờ, 15giờ, 21giờ. Các bữa này nên ăn bánh qui, bánh nếp, bánh tẻ hoặc 1 bát chè. Dựa vào những đặc tính kích thích của các loại thức ăn mà xây dựng những chế độ ăn hạn chế xơ và các chất kích thích để bảo vệ dạ dày với những mức độ khác nhau như sau:

+ Chế độ hạn chế chặt chẽ (chế độ ăn sữa):

Dùng sữa tươi pha hoặc không pha đường, sữa đặc hay sữa bột. Sữa là thức ăn tốt cho bệnh loét dạ dày vì tính chất lỏng, không có xơ, trung hòa được axit clohydric trong

dịch vị. Chất béo của sữa (bơ) cũng làm giảm bài tiết dịch vị, trái lại lactoza tránh cho nhu động ruột không bị giảm.

+ Chế độ hạn chế trung bình:

Dùng sữa cộng thêm thức ăn nhẹ như thịt (thịt gà giò, bê non), trứng, rau khoai, khoai tây, rau nghiền, rau muống lá non, xà lách non.

+ Chế độ ăn hạn chế ít (Chế độ rộng rãi): ăn được nhiều loại thức ăn, chỉ cấm những thực phẩm kích thích mạnh như:

- Thịt nhiều mỡ (vịt, ngỗng)

- Các loại cá béo trộn với dầu dấm, cua, ốc. - Trứng rán mỡ, trứng làm bánh kem.

- Các loại bánh rán có nhiều mỡ (bánh chuối tiêu...). - Bắp cải hành, củ kiệu, củ cải.

- Quả ăn luôn vỏ (táo, ổi), quả khô. - Rượu các loại, bia, chè đặc, cà phê. - Gia vị: Dấm, ớt, hạt tiêu, tỏi.

2. Chế độ ăn cụ thể

2.1. Chế độ ăn khi có cơn đau:

Dùng chế độ hạn chế xơ và các chất kích thích chặt chẽ. Sau khi đỡ đau thì hạn chế trung bình (sữa bò, khoai rau nghiền, trứng). Không được dùng nước luộc, thịt, cà phê. 2.2. Ngoài cơn đau:

Bệnh nhân không cảm thấy đau, các thức ăn hình như không ảnh hưởng gì tới dạ dày. Do đó một số người chủ trương không cần thiết bắt bệnh nhân phải ăn kiêng, hơn nữa bệnh nhân cũng không chịu theo thầy thuốc mà ăn uống kiêng khem quá ngặt nghèo nữa. Nhưng chúng ta phải giải thích cho bệnh nhân rõ là bệnh có thể chưa khỏi, có thể trở lại và bệnh chỉ có thể khỏi hẳn nếu ta chú ý đến nó trong giai đoạn yên lặng. Do vậy phải có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ và bồi dường sức khỏe. Về chế dộ ăn ta khuyên bệnh nhân nên dùng chế độ rộng rãi. Tránh dùng thực phẩm có nhiều xơ, thực phẩm kích thích, kiêng rượu, gia vị, nên ăn làm nhiều bứa trong ngày. Nên cho bệnh NHÂN DÙNG NHIỀU VITAMIN NHẤT LÀ VITAMIN C và B chế độ ăn phái đáp ứng nhu cầu về năng lượng, protein, gluxit, lipit.

Không nên nhịn đói vì nhịn đói không phải là biện pháp tốt để dạ dày nghỉ, ngược lại nó làm bệnh nhân suy yếu thêm, dạ dày co bóp mạnh chảy máu nhiều hơn. Vì thế cho bệnh nhân dùng chế độ sữa phối hợp. Sau đó tăng dần thêm cháo, nước xúp thịt, khoai tây nghiền, trứng. Ngoài ra nếu chảy máu nhiều cho truyền dung dịch đắng trương Nacl, glucoza.

CHế Ðộ ĂN TRONG BệNH VI? ÐạI TRàNG

I. VI? RUỘT CấP TíNH

Bệnh nhân đau bụng, đi lỏng nhiều lần trong ngày. Nếu đi ngộ độc thức ăn có thể kèm theo nôn, cứ để đi ngoài hết thức ăn gây ngộ độc bệnh sẽ đỡ, lúc này cho người bệnh uống nước chè ấm, cho thêm một thìa cà phê đường, 1 lát gừng và 1 lát chanh, vài giờ sau cho ăn cháo gạo nấu nhừ và một ít thịt lợn nạc băm nhỏ hoặc viên hấp, uống thêm nước trái quả xay nhuyễn ngày uống 2-3 lần. Nếu đói cho ăn thêm bánh quy. Không ăn các loại nước dùng nhiều mỡ, các thức ăn nguội chế biến sẵn như pa te, DĂM BÔNG, XÚC XÍCH, CÁC LOẠI ÐỒ HỘP.

II .VI? RUỘT MẠN TÍNH:

Trong những đợt cấp của viêm ruột mạn tính áp dụng chế độ ăn như trên. Sau vài ngày khi phân trở lại bình thường, đau bụng giảm nhiều có thể ăn mềm rồi ăn cơm như bình thường.

Các loại sữa nếu uống bị đau bụng, sinh hỡi nhiều, nên pha sữa với một ít nước chè, chưa nên ăn các loại rau sống, mà nên ăn các loại rau non nấu chín. Các loại canh khoai như khoai tây, khoai sọ, bí xanh, bí đỏ, cà rốt nên ăn vì các loại rau quả này chứa nhiều pectin có tác dụng điều hòa nhu động ruột. Thịt cá cũng nên nấu chín kỹ hoặc băm nhỏ, không nên ăn tái hoặc rán ròn. Các loại quả chín như đu đủ chín, chuối chín, hồng xiêm, mắc cọp ăn rất tốt vì cung cấp THÊM MUỐI KA LI VÀ VITAMIN C làm cho người bệnh đỡ mệt.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 156 - 159)