li-tô mang tư tưởng Bô-na-pác-tơ, về sau họ đã bất hoà với nhau v.v.. Ngài Béc-nơ-hác Vôn-phơ, chủ nhân chủ yếu của tờ “National - Zeitung” ở Béc-lin và là người sở hữu hãng thông tấn Béc-lin - cùng chung tư tưởng và cùng chung túi tiền (cùng một công ty) với D.En-glen-đơ, người hiện giờ đang biên tập, lấy tên Rai-tơ, toàn bộ lịch sử thế giới của châu Âu. Nota bene. Bây giờ, nước Nga đã gia nhập Liên minh thông tấn Đức - áo và đã buộc Pam1* - “để đem lại dũng khí cho những người khác” - phải giới thiệu Rai- tơ của mình với nữ hoàng. Tôi sẽ được cung cấp tài liệu mô tả tỉ mỉ cuộc đời của Slê-din-gơ, cũng như của Rai-tơ.
Chào anh.
C.M. của anh
Cảm ơn Di-ben về những bài báo nhỏ mà hôm nay anh ta đã gửi cho tôi. Cũng cảm ơn anh ấy về cuốn sách “Tôn giáo và tình yêu”78 của anh ấy. Cuốn sách này vợ tôi rất thích.
Công bố lần đầu trong cuốn sách: "Der Briefwechsel zwischen F. Engels und K.Marx". Bd.II, Stuttgart, 1913
In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức
23
mác gửi Ăng-ghen
ở Man-se-xtơ
[Luân Đôn], 16 tháng Tư 1860
_____________________________________________________________
1* - Pan-mớc-xtơn.
Ăng-ghen thân mến!
Hôm nay tôi nhận được một tài liệu rất quý của Lôm-men79. Song, cũng ngày hôm nay, tôi đã viết thư trả lời anh ta và đã tiếp tục thẩm vấn chéo anh ta, việc này chính anh ta đã đề nghị tôi làm. Điều đó cũng rất cần thiết. Trong lá thư mà ở đó, tôi đã tác động đến anh ta, tôi cũng đã bảo anh ấy gửi đến đây cho Pết-sơ (một người buôn sách) 300 cuốn của quyển sách của anh ấy có nhan đề là “ở hậu trường”, và tôi sẽ lo liệu việc bán quyển sách này (trong các hội công nhân v.v.)1*. Nhưng anh ta đòi 150 phrăng tiền tạm ứng. Tôi nghĩ rằng các anh phải trực tiếp thu với nhau một số pao ở Man-se-xtơ, số còn lại tôi sẽ thu góp ở đây. Đối với chúng ta, con người này là
vô giá. Anh ta cũng đã viết thư cả cho Di-ben về việc này. Hôm nay tôi cũng sẽ viết vài dòng cho Di-ben về việc này. Di-ben không được có những bước đi nào mà lại không hỏi ý kiến tôi trước.
Tôi gửi kèm theo đây bức thư của Vây-đơ-mai-ơ.
Thằng cha luật sư chết tiệt2*, mà vào thứ sáu tôi đã lại viết thư3
cho hắn, vẫn bặt vô âm tín. Nhưng chính hắn đã nhận khoản tiền tạm ứng rồi, và tôi có giấy tờ của hắn nhận tiến hành vụ kiện của tôi. Vì thế tôi không cho rằng tự hắn lại làm cho bản thân mình chịu rủi ro phải ra toà.
Tôi lại nhận được của Lát-xan những lời bàn luận dài dòng về bài viết (về di chúc chính trị của Phi-stơ) để in trong tập niên giám chính trị chưa ra đời của Va-le-xrốt80. Qua thư của Lát-xan thấy rằng ông ta đã đọc cuốn sách của anh4*, như vậy là cuốn sách ấy đã _____________________________________________________________
1* Xem tập này, tr. 687-688. 2* - viên cố vấn pháp lý Vê-bơ. 3 Xem tập này, tr. 695-696.
102 mác gửi ăng-ghen, 16 tháng tư 1860 mác gửi ăng-ghen, 16 tháng tư 1860 103
đưa ra thông báo về cuốn sách này, tựa như quả trứng nhuộm màu vào ngày lễ Phục sinh. Bức thư của Lát-xan hoàn toàn ngớ ngẩn. Ông ấy lại bị ốm. Ông ấy lại đang viết một “tác phẩm lớn”. Ngoài tác phẩm lớn ấy, trong đầu ông ta đã hiện rõ nét ba tác phẩm lớn khác, trong đó có “Kinh tế chính trị học”; ngoài ra, ông ấy còn nghiên cứu, với “những ý định sáng tạo”, sáu - bảy môn khoa học nữa; cụ thể đó là những môn khoa học nào thì không rõ. Bà bá tước1, theo ông ta viết trong thư, đã chịu những tổn thất lớn về tiền bạc, vì thế mà ông ta phải đi Khuên. Chắc hẳn đó là những vụ đầu cơ thất bại về đường sắt và về những thứ khác nữa.
Như tôi thấy trên bản đồ đính kèm vào Sách xanh về vùng Xa-voa81, có ngọn núi Xi-ôn (ở Giê-nơ-voa, trước kia là vùng trung lập).
Tiện thể! Xin anh hãy hỏi Lu-pu-xơ:
1. Trong một lá thư của anh ấy từ Xuy-rích, tôi đọc thấy rằng anh ấy có quen biết Bra-xơ. Liệu anh ấy có biết gì về nhân vật đó không?
2. Cái đám “tay sai” của nghị viện ở Stút-gát82 đã thông qua nghị quyết trao quyền cho cựu nhiếp chính đế chế, được quyền, trong trường hợp cần thiết, lại sẽ triệu tập nghị viện Đức hay không?
Anh hoặc Lu-pu-xơ có biết gì về việc năm 1849, chính phủ lâm thời hồi ấy ở Pphan-xơ đã gửi cho Quốc hội Pháp một lời đề nghị về việc liên kết lại hay không?
Bao giờ anh đến đây?
Mo-rơ của anh
_____________________________________________________________
1 - Xô-phi-a Hát-txơ-phen.
Tôi chưa gặp Phrai-li-grát. Thật là “khó chịu”1
khi gặp gã này, tuy vậy vẫn phải quy thuận sự cần thiết ấy, ít ra vì những lý do chính trị, sau những lời cam đoan với nhau về tình bạn.
Ông ta cũng viết thư cho tôi một cách rất lịch thiệp.
Công bố lần đầu trong cuốn sách: "Der Briefwechsel zwischen F. Engels und K.Marx". Bd.II, Stuttgart, 1913
In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức
24
mác gửi Ăng-ghen
ở Man-se-xtơ
[Luân Đôn], 17 tháng Tư 1860
Ăng-ghen thân mến!
Tôi hy vọng rằng tình trạng khó ở của anh không nghiêm trọng, và anh sẽ giữ gìn sức khoẻ và sẽ không để bị mệt quá sức.
Hôm nay tôi đã gửi cho Lôm-men 150 phrăng2 (số tiền mà các anh sẽ không thu đủ ở Man-se-xtơ, chúng tôi sẽ thu ở đây). Vì những nguyên nhân sau đây:
1. Phải trả 50 phrăng cho anh ấy để mua lại các bản3
ở chỗ người thợ đóng sách. Còn lại 100 phrăng. Nếu cò kè mặc cả vì số tiền ấy _____________________________________________________________
1 - Trong nguyên bản, từ khó chịu được viết bằng thổ ngữ (thay vì từ ekl đã viết là ửklig ).
2 - xem tập này, tr. 67-68.