Mác gửi ăng-ghen, 9 tháng hai 1860 mác gửi ăng-ghen, 9 tháng hai 1860

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 1 ppt (Trang 37 - 40)

tôi đã gửi cho nó toàn bộ thư từ trao đổi với báo "Telegraph" . Anh hãy lưu giữ lá thư của báo “Star” mà tôi gửi kèm theo đây. Tôi có biên thư cả cho Rây-nôn. Tôi chờ xem anh ta sẽ làm gì. Ngoài ra còn phải chạy tới chạy lui vì vụ việc của Vi-ê và đến cơ quan cảnh sát. Về kết quả xin hãy xem ở dưới đây. Những lá thư của tôi - trừ những thư gửi đến các báo - gửi về lục địa cho đến nay mới có hai thư phúc đáp. Một thư trả lời là của Si-li. Một sự phúc đáp vô giá. Nó chứa đựng toàn bộ câu chuyện xảy đến với “băng nhóm lưu hoàng” và với “những người thợ làm bàn chải”56. Lá thư kia là của Xê-me-rơ. Nó rất có giá trị nhờ những dữ kiện về những quỹ tiền

“của chính mình” (không kể của Bô-na-pác-tơ) của các nhà cách mạng Hung-ga-ri, mà từ đó Phô-gtơ tuồng như đã có được những khoản tiền của mình. Bức thư của I-man không đến nỗi tồi lắm57. ít ra có một hoặc hai điểm. Tôi còn chờ thư trả lời trước hết của ngài Rai-nắc từ thành phố Nơ-sa-ten - như người ta nói đó là kẻ chuyên loan truyền những chuyện tai tiếng về nhân vật Phô-gtơ đế chế58. (Tiện thể xin hỏi thêm! Trên tờ “Allgemeine Zeitung” ở Au-xbuốc, tên gián điệp Hép-nơ đã nêu ra địa chỉ nào vậy? Tôi cần làm sáng tỏ với hắn về một vấn đề). Tôi cũng đã biên thư cho Boóc-cơ-hây-mơ (người mà tôi chưa bao giờ đích thân trông thấy). Hắn là thủ lĩnh của băng nhóm lưu hoàng ở Giơ-ne-vơ, băng nhóm này thường tụ tập ở quán cà-phê “Vương miện”, và như Si- li biên thư cho tôi biết, anh cũng đôi khi ngồi uống với cái nhóm ấy trong những chuyến du hành của mình.

Tôi đã hoàn tất tài liệu buộc tội mà tôi gửi lên cơ quan công tố của toà án thành phố Béc-lin để chống lại tờ “National - Zeitung”. Tôi sẽ gửi tài liệu ấy đi trước khi tôi đến chỗ anh. Nhưng trước đó tôi phải chờ nhận được thư trả lời của Phi-sen về phần mở đầu và phần kết thúc, cũng như hình thức được quy định của đơn khiếu tố v.v..

Nên gửi kèm tài liệu trong bao gói qua bưu điện (vì phải theo đủ loại các cuốn sách, các văn bản) đến Béc-lin, hay là nên gửi tài liệu ấy đi thông qua công ty vận chuyển hàng đóng gói? Dẫu sao cũng phải gửi bọc tài liệu ấy bằng hình thức gửi bảo đảm.

Tôi đã lục tung tất cả các bức thư và các báo lưu lại từ năm 1848 đến năm 1859 mà tôi có ở đây, tại Luân Đôn. Tôi đã lựa ra và sắp xếp lại những thứ cần thiết. Anh hãy cố gắng làm sao để tất cả những tài liệu hiện có ở Man-se-xtơ đã được tập hợp thành một đống”.

Vào thứ hai đã diễn ra bữa tiệc của công nhân59. Số người tham dự là tám mươi người. Đã nhất trí thông qua nghị quyết bày tỏ thái độ phẫn nộ của “những người vô sản” chống lại Phô-gtơ. Tờ “Hermann” đáng thương hại đã đòi tôi phải có bài tường thuật về bữa tiệc. Tôi đã từ chối, nhưng đề xuất với nó hãy đề nghị bố già Líp-nếch cung cấp một bài báo ngắn.

Tiện thể, chúng ta hãy trở lại à nos moutons1*, nghĩa là trở lại nói về Lát-xan. Vì khi nhận được lá thư đầu của ông ta, tôi đã không biết được liệu anh đã biên thư cho ông ta hay chưa - theo sự thoả thuận ban đầu giữa chúng ta (khi đó tình hình còn khác) - cho nên tôi đã viết đôi dòng nói với ông ta: tôi nghĩ rằng ông ta im lặng trong suốt mấy tháng trời là vì bực tức về lá thư gần đây nhất, hơi cục cằn (thực ra thì rất cục cằn) của tôi. Rằng tôi thấy vui mừng khi biết không phải như vậy. Rằng ngay trước đó, tôi đã biên thư nói với anh về những băn khoăn của tôi về chuyện đó2*. Tốt lắm! Song, _____________________________________________________________

1* revenons à nos moutons - chúng ta hãy trở lại với những con cừu của chúng ta (thành ngữ rút rừ câu chuyện hài hước thời trung cổ của Pháp về luật sư Pát-lanh, có nghĩa là: chúng ta hãy trở lại điểm xuất phát, trở lại đề tài cuộc nói chuyện giữa chúng ta).

thằng cha súc sinh ấy đã làm ầm lên nhân chuyện đó! Hắn đã khoe mẽ như thế nào về đạo đức của mình trước Líp-nếch60! Chính là cái thằng cha mà chỉ vì bà bá tước Hát-txơ-phen, hắn đã sử dụng những thủ đoạn vô sỉ nhất và đã có quan hệ với những loại người vô liêm sỉ nhất! Chẳng lẽ tên súc sinh ấy đã quên rằng khi tôi muốn kết nạp hắn vào Đồng minh thì hắn đã bị cự tuyệt - vì tiếng tăm xấu của mình - bởi một quyết định nhất trí của Ban chấp hành trung ương ở Khuên, rồi hay sao? Tuy nhiên, tôi cho rằng vì tế nhị tôi đã giấu không cho hắn biết về tất cả chuyện đó, cũng như tôi đã giấu kín chuyện một phái đoàn công nhân đã được cử từ Đuýt-xen-đoóc- phơ đến gặp tôi mấy năm về trước, và phái đoàn này đã đưa những lời buộc tội hết sức tai tiếng và phần nào không thể bác bỏ được nhằm vào hắn61! Còn bây giờ anh hãy ngắm nhìn cái con khỉ đầy kiêu ngạo ấy! Chỉ cần hắn vừa cảm thấy - qua cặp kính được phết nước sơn Bô-na-pác-tơ - rằng hắn đã phát hiện ra chỗ yếu của chúng ta là hắn liền tỏ vẻ quan trọng, huênh hoang và đi đứng với những dáng điệu hài hước đủ loại. Mặt khác, vì lo sợ rằng tôi không đơn giản để cho Phô-gtơ làm mất thanh danh mình vì lợi ích của người bạn dịu dàng của tôi là Lát-xan, nên ở con người hắn đã lập tức biến đi mất tất cả cái bản năng pháp lý của hắn! Hắn tỏ ra hết sức mâu thuẫn với bản thân mình! Hắn đã trở nên hèn mạt biết bao! Theo ý kiến hắn, thà không “bới móc” các vấn đề ra nữa thì tốt hơn. Điều đó sẽ “được chấp nhận một cách không hay”. Được chấp nhận một cách không hay! Bởi ai vậy? Để làm vừa lòng những phần tử phi-li-xtanh của hắn thường vẫn lý sự bên cốc bia mà tôi phải cho phép anh giáo Xcu-iếc-xơ1*, nói khác đi là Xa-ben, nhảy múa trên đầu tôi! Bây giờ ngài Lát-xan trở nên hoàn toàn rõ ràng đối với tôi.

_____________________________________________________________

1* Xcu-iếc-xơ là nhân vật trong tiểu thuyết của Đích-ken-xơ Cuộc đời và những cuộc phiêu lưu của Ni-cô-la-xơ Ních-cơn-bi .

74 mác gửi ăng-ghen, 9 th áng hai 1860 mác gửi ăng-gh en, 9 tháng hai 1860 75

Tôi đã biên thư ngay cho Blin-đơ, tức là, nói đúng hơn, tôi đã bỏ vào phong bì bản thông tri có liên quan hết sức gần gũi đến ông ta. Dĩ nhiên, ông ta im lặng. Thay vì làm như vậy, kẻ súc sinh ấy lại chạy khắp thành phố và nghĩ cách thoát thân bằng những chuyện thêu dệt (anh hãy xem ở dưới đây để thấy điều đó sẽ giúp ích như thế nào cho ông ta). Trong những tuần lễ gần đây, con người này đã có sự hoạt động điên cuồng, cho in hết tập sách này đến tập sách khác tâng bốc mình đến tận mây xanh trên báo “Hermann”, tìm đủ mọi cách bợ đỡ trước vài ba tên tư sản mà hắn đã làm quen được trong cái uỷ ban của Si-lơ, cố lách vào cái chức thư ký của cái hiệp hội mới được nghĩ ra của Si-lơ, lúc thì vu khống “những người bạn cùng tổ quốc”62, lúc thì lại làm ra vẻ lên mặt quan trọng với họ, đưa ra những lời bóng gió với dáng vẻ một chính khách v.v.. Thế nhưng, dù thế nào anh cũng sẽ thấy rằng tất cả những cái đó chỉ là sự chới với của kẻ sắp chết đuối bám vào cái cọng rơm mà thôi.

Nhân vật phi-li-xtanh bụng phệ Phrai-li-grát tỏ ra đê hèn hơn cả. Tôi đã gửi một thông tri cho ông ta - ông ta thậm chí cũng chẳng mất công xác nhận việc nhận được thông tri ấy. Chẳng lẽ kẻ súc sinh ấy không hiểu rằng chỉ cần tôi muốn là tôi có thể lôi cổ hắn vào ngọn lửa lưu hoàng của địa ngục hay sao? Chẳng lẽ hắn đã quên rằng tôi nắm trong tay hơn 100 lá thư của hắn hay sao? Hay là hắn tưởng rằng tôi không trông thấy được hắn, bởi vì hắn đã quay lưng lại phía tôi? Hôm qua tôi đã gửi cho phần tử phi-li-xtanh ấy một miếng cao dán, cũng được dẫn ra dưới đây, với một điều kiện nhất thiết là không được nói với bất cứ ai một lời nào về chuyện đó, thậm chí không nói với người bạn của mình là nhà dân chủ bí mật Blin-đơ. Điều đó sẽ làm cho ông ta chạm nọc, và chẳng bao lâu nữa ông ta sẽ thấy lộn mửa vì sự gần gũi quá mức của người bạn bị truy nã về hình sự với ông ta, kẻ mà ông ta đã cùng đứng tên công khai trên tờ báo ở Au-xbuốc “Allgemeine Zeitung” (về chuyện này tôi đã nhắc

qua trong lá thư gần đây nhất1

). Trừ Phrai-li-grát ra, còn thì tất cả thiên hạ đều có thái độ đúng mực đối với tôi trong vụ khủng hoảng này, ngay cả những người ngoài cuộc.

Còn bây giờ xin nói về điều chính yếu. Thứ nhất, thông qua Giúc, tôi phát hiện thấy rằng đã có lúc Vi-ê phạm tội ăn trộm ở Brê- men và vì thế đã phải chạy sang Luân Đôn. Thứ hai, thông qua Sáp-pơ, tôi được biết là chính ông ta, ông Sáp-pơ, người được Vi-ê tự giới thiệu là thợ sắp chữ của tờ “Volk”, - chính ông ta đã kiếm chỗ làm hiện nay cho anh chàng Vi-ê. Tôi đã nhắc Sáp-pơ cảnh giác, ông này lại rỉ tai với Vi-ê rằng ông ta biết chuyện xảy ra ở Brê- men, và lập tức, trước sự chứng kiến của những người chủ của anh ta, đã tuyên đọc thông tri của tôi và đã thực hiện một cuộc hỏi cung chéo. Gã này đã thú nhận tất cả. Anh sẽ thấy kết quả qua tài liệu dẫn ra dưới đây, tôi có bản sao được chính thức nhận thực của nó. Một bản của tài liệu ấy sẽ được gửi đi Béc-lin, một bản khác tôi để lại ở đây để thực hiện những bước quyết định chống lại kẻ thoái thác2

. Còn một điều nữa. Những con người mà đám người “mực thước” ấy có quan hệ với họ là như thế nào, thì anh có thể thấy điều ấy qua đoạn dưới đây. Dĩ nhiên, tôi lại nói lại với Vi-ê rằng tôi hoàn bù cho anh ta số thiệt hại một nửa ngày lao động, là thời gian mà anh ta sẽ ngồi với tôi ở chỗ quan toà của cảnh sát. Khi mọi việc đã xong xuôi, tôi đưa cho anh ta 2

2 1

si-linh. Anh ta tỏ ý không hài lòng. Tôi hỏi: mỗi ngày anh làm được bao nhiêu tiền? - Gần 3 si-linh - anh ta nói - nhưng ông phải đưa cho tôi 5 si-linh. Tôi phải nhận được một cái gì đó về việc tôi đã nói sự thật. - Nhưng còn một kiểu mẫu tốt hơn. Tôi nói: Anh từ chối không cầm số tiền mà Blin-đơ và Hô-linh-gơ đưa cho anh nhằm mua _____________________________________________________________

1 Xem tập này, tr. 581-583. 2 - Blin-đơ.

chuộc anh? Anh ta nói: cái gì? Từ chối ư? Bọn vô lại ấy chỉ hứa thôi, nhưng họ chẳng cho tôi cái gì cả. Anh thợ sắp chữ Vi-ê là như vậy đó. Hô-linh-gơ là kẻ súc sinh còn đê hèn hơn. Phuê-ghe-lơ được cử đến đây hôm qua, nhưng đã không

đến. Blin-đơ và Hô-linh-gơ chắc chắn đã dùng tiền giữ anh ta lại. Nhưng họ đã quẳng số tiền ấy vào đống rác. Tôi biết anh chàng này

vẫn còn lương tri, và tôi sẽ buộc anh ta đến63. Tờ thông tin của tôi đã làm cho họ mất phương hướng, thế là họ đã nhờ đến một người không đúng đối tượng. Qua người này, họ kết luận rằng tôi không thể tiếp cận được với chính Vi-ê. Còn bây giờ đi vào vấn đề.

Vào những ngày đầu tháng Mười một năm qua - tôi không nhớ chính xác ngày nào - vào khoảng thời gian từ 9 đến 10 giờ tối, tôi bị ngài Ph.Hô-linh-gơ đánh thức, lúc đó tôi sống ở nhà ông ấy và làm thợ sắp chữ cho ông ấy. Ông ấy đưa cho tôi xem bản tuyên bố trong đó có nói rằng trong suốt 11 tháng trước dó, tôi làm việc liên tục ở chỗ ông ấy và rằng trong suốt thời gian ấy, ở xưởng in của ngài Hô-linh-gơ, tại số 3, Litchfield Street, Soho, không thấy sắp chữ cũng như không in tờ truyền đơn nào bằng tiếng Đức có nhan đề là Zur Warnung ( Cảnh báo ). Do hoang mang và không nhận thức được ý nghĩa của điều tôi làm, nên tôi đã thực hiện ý muốn của ông ấy, chép lại và ký tên vào văn bản này. Ngài Hô-linh-gơ đã hứa cho tôi tiền, nhưng tôi đã không nhận được gì ở ông ấy. Trong thời gian diễn ra cuộc giao dịch đó, ngài Các-lơ Blin-đơ - như sau này vợ tôi cho biết - đã ngồi chờ tại căn phòng của ngài Hô-linh-gơ. Sau đó vài ngày, tôi đang ăn cơm trưa thì bà Hô-linh-gơ gọi tôi ra ngoài và dẫn vào căn phòng của chồng bà mà tại đó thôi chỉ thấy có ông Blin-đơ thôi. Ông ấy đưa cho tôi chính cái văn bản mà trước đó ông Hô-linh-gơ đã đưa cho tôi, rồi ông ấy khẩn thiết đề nghị tôi viết và ký tên vào bản sao thứ hai, vì ông ấy cần có hai bản sao - cho chính mình một bản và để công bố trên báo chí. Ông ấy nói thêm rằng sẽ đền đáp tôi. Tôi lại chép lại và ký tên vào tài liệu này.

Nay tôi tuyên thệ xác nhận những điều vừa trình bày trên đây là đúng sự thật, cũng như xác nhận rằng:

1) trong tổng số 11 tháng nêu trong văn bản thì trong vòng sáu tháng64 tôi đã làm việc, không phải ở chỗ ngài Hô-linh-gơ, mà ở chỗ ngài éc-ma-ni; làm việc, không phải ở chỗ ngài Hô-linh-gơ, mà ở chỗ ngài éc-ma-ni;

2) Tôi đã không làm việc ở chỗ ngài Hô-linh-gơ chính vào thời gian in tờ truyền đơn Cảnh báo ;

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 1 ppt (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)