Nhiệm vụ

Một phần của tài liệu giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen (Trang 44 - 46)

Xác định ưu tiên thu thập những nguồn gen đang bị đe dọa tuyệt chủng, những nguồn gen quý, đặc hữu của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Thu thập thông tin về tình trạng của nguồn gen và vật liệu trồng trọt trên thực tế và đồng ruộng, mức độ xói mòn di truyền và mức độ bị đe dọa tuyệt chủng của chúng trong vùng và địa phương, trên cở đó xác định ưu tiên thu thập và bảo tồn (Frankel và Hawkes, 1975). Những thông tin như vậy cần biết trước khi tiến hành thu thập nguồn gen. Để khảo sát và thu thập nguồn gen thành công phụ thuộc vào ba yếu tố là: (i) sự hợp tác tốt với địa phương, (ii) có khả năng tài chính, nguồn nhân lực và (iii) có kiến thức và kỹ năng nghiên cứu về nguồn gen thực vật.

R.K. Arora đưa ra hai mức nhiệm vụ thu thập nguồn tài nguyên di truyền thực vật là thu thập nguồn gen đặc thù và thu thập theo mục tiêu rộng.

- Nhiệm vụ đặc thù: (Specific missions )

Thu thập những biến dị đặc thù, cây trồng hoặc vật liệu đặc thù của những cây lương thực chính lúa, lúa mỳ hoặc ngô. Nguồn gen lúa chống chịu điều kiện bất thuận như hạn, mặn, ngập, nguồn gen ngô ngô chịu hạn, ngô chất lượng cao và nguồn gen cây trồng, cây hoang dại hoặc họ hàng hoang dại đặc hữu. Ấn Độ thực hiện thu thập đặc thù đã tập trung thu thập dạng lúa mỳ thích nghi với vùng đất mặn ở miền Tây đồng bằng Ấn Độ, dạng ngô và lúa chịu lạnh ở độ cao 2000 m của dãy núi Himalayan, thu thập các loài hoang dại đặc thù, đơn vị phân loại liên quan của cây nông nghiệp và cây làm vườn

- Thu thập phạm vi rộng (Broadbased missions )

Mục tiêu này đề cấp đến đa dạng tối đa trong các cây khác nhau (nhiệm vụ thu thập nhiều cây) có mặt ở trong vùng và thực hiện trong cùng thời gian thu thập. Arora, 1988 phân làm hai loại như minh họa trong bảng 2-1

Thiết kế hai hình thức thu thập này tùy thuộc vào cây trồng ưu tiên, vùng ưu tiên, nhu cầu đặc thù của nhà tạo giống để có nguồn biến dị di truyền phong phú nhất. Biến dị di truyền lớn giúp cho cơ hội nhận biết và khai thác những tính trạng mong muốn, lượng biến dị thu thập phụ thuộc vào mức độ xói mòn, nguồn gen đặc hữu và các loài hoang dại. Trọng tâm của nhiệm vụ thu thập nguồn gen để nhận biết và hiểu rõ mức độ đa dang di truyền ở

khu vực hay loài cây trồng khảo sát và thực tế canh tác trên đồng ruộng, mức độ đa dạng hay ít phổ biến của nguồn gen đặc thù.

Bảng 2-1: Phân loại thu thập nguồn gen

Phân loại Những điểm chú ý

I. Thu thập không cân đối

Cây làm vườn, cây trồng, cây thuộc và loài hoang dại Cần quan tâm loài cây và vùng đặc thù

Cây lấy củ, rễ và cây thức ăn gia súc Cần quan tâm loài cây và vùng đặc thù

II. Thu thập thông thường /cân đối Cây lấy hạt, rau , cây có sợi, cây họ đậu và cây có dầu Sự thu thập chi tiết với cây

trồng ưu tiên

Xem xét biến dị hiện có trong quần thể và các loài khác nhau của nguồn tài nguyên di truyền Frankel và Soulé,1981; Hawkes, 1983 phân loại như sau:

-Các giống bản địa, giống địa phương

-Loài hoang dại mà loài cây trồng đã tiến hóa từ loài này

-Loài hoang dại con người sử dụng

-Loài hoang dại có tiềm năng sử dụng

-Các giống cũ hoặc giống tiến bộ mới.

Các loại trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi loại bao gồm cả các dòng hoặc vật liệu di truyền và phân loại rộng hơn nữa như đề nghị của Chang (1985).

Những nguồn gen cần thu thập được nhiều tác giả đề cập đến là dựa trên quá trình hình thành các nguồn gen di truyền hiện nay, để có nhìn nhận đầy đủ hơn về đa dạng nguồn gen cần phải thu thập và bảo tồn.

Hình 2-3: Các loại/ dạng khác nhau của tài nguyên di truyền thực vật hình thành tự nhiên hay

Một phần của tài liệu giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)