(đối với hạt chịu làm khô -Orthodox seed conservation)
Bảo tồn ngân hàng hạt là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất để bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền thực vật. Hạt nguồn gen được làm khô, tồn trữ trong điều kiện nhiệt độ thấp dưới OoC, trong lạnh hoặc lạnh sâu. Theo ghi nhận của FAO, kỹ thuật này hiện nay bảo tồn 90% của 6 triệu mẫu nguồn gen bảo tồn Ex situ toàn cầu. Mặc dù vậy kỹ thuật này chỉ có thể bảo tồn loài có hạt chống chịu nhiệt độ thấp và làm khô. Hạt nhiều loài không sống sót được dưới các điều kiện lạnh và làm khô như vậy. Các loài không chống chịu và các loài nhân giống sinh dưỡng như củ, mầm phải bảo tồn bằng kỹ thuật khác.
Bảo tồn ngân hàng hạt cộng đồng không cần kỹ thuật cao như tại các trung tâm bảo tồn hay các cơ quan kinh doanh. Nông dân ở nhiều nước đang phát triển phụ thuộc vào hệ thống cung cấp hạt giống không chính thức, trên cơ sở giữ lại hạt vụ trước để làm giống sản xuất cho vụ sau. Một số tồn trữ, xử lý để trao đổi hạt giống này trong nội bộ hay giữa các cộng đồng. Những thành phần tham gia cung cấp hạt giống không chính thống là một hình thức cấu trúc bản địa. Dòng thông tin và trao đổi hạt giống theo truyền thống và tập quán địa phương. Quản lý ngân hàng hạt giống cộng đồng, hệ thống cung cấp hạt giống địa phương chỉ phù hợp với một số ít loại nguồn gen. Ngân hàng hạt giống cộng đồng và thể chế có vai trò quan trọng để bảo tồn giống địa phương và sản xuất nông nghiệp. Cán bộ bảo tồn phải có kiến thức về ngân hàng hạt giống và kiến thức cộng đồng, trên cơ sở đó thiết kế bảo tồn hay cải tiến công tác bảo tồn. Ngân hàng hạt giống cộng đồng có vai trò quan trọng những đến nay nhận được rất ít hỗ trợ từ các nhà khoa học và quốc gia
Bảo tồn hạt của các loại nguồn gen khác nhau, thời gian bảo quản để áp dụng những kỹ thuật đặc thù trong bảo tồn ngân hàng gen hạt
+ Bảo tồn dài hạn nguồn gen cơ bản (Base collection), phải hạ độ ẩm hạt xuống 5 – 6% bảo quản trong điều kiện nhiệt độ -10 đến -20oC cho bảo tồn dài hạn.
+ Mẫu nguồn gen hoạt động (Active collections ), hạ độ ẩm hạt xuống 8 ± 1 % bảo quản trong điều kiện nhiệt độ trên 0°C để bảo tồn trung hạn.
+ Nguồn gen công tác (Working collections) là vật liệu cho tạo giống, do vậy bảo tồn ngắn hạn, nó được bảo tồn trong chương trình đánh giá vật liệu của nhà tạo giống và kỹ thuật bảo tồn thông thường như tồn trữ hạt giống. Độ ẩm hạt được làm khô đến độ ẩm bảo quản ( tùy theo loài), bảo quản trong điều kiện nhiệt độ môi trường
Tuy nhiên phương pháp bảo tồn hạt với mỗi loài cây trồng rất khác nhau, những loài cây hạt cứng, cây có hạt mềm, hạt lớn, hạt nhỏ... Các loài hạt cứng nhỏ hơn các loài tạo ra hạt bình thường, mặc dù vậy rất nhiều loài hạt cứng có giá trị cao như cao su (Hevea sp), cacao ( Theobrroma cacao) và các loài cây ăn quả thân gỗ nhiệt đới. Những loại hạt này có đặc điểm rất mẫn cảm với làm khô, ví dụ hạt mít khi giảm độ ẩm xuống dưới 28oC gây hại làm mất sức sống của hạt, kém chịu lạnh, kích thước hạt thường lớn, khối lượng 1000 hạt
vượt 500 gam, hạt sầu riêng (Durio zibethinus) đến 14.000 g. Như vậy những hạt này bảo tồn trong điều kiện nhiệt độ thấp nhưng lại yêu cầu độ ẩm bảo tồn cao
Hình 4-1: Sơđồ dòng hoạt động trong bảo tồn ngân hàng hạt nguồn gen
(Nguồn N. Kameswara Rao, Jean Hanson, M. Ehsan Dulloo, Kakoli Ghosh, David Nowell and Michael Larinde, 2006)
Bảo tồn hạt khô áp dụng với nhiều cây lương thực sinh sản bằng hạt và hạt khô trong quá trình chín, nó có thể chịu được quá trình làm khô để bảo quản trong điều kiện ẩm độ thấp và lạnh. Theo Roberts, 1973 những hạt dạng này là dạng hạt khô (orthodox), bảo tồn hạt khô là phổ biến nhất trong bảo tồn Ex situ theo báo cáo “ Thực trạng nguồn tài nguyên di truyền thực vật thế giới cho lương thực và nông nghiệp của FAO,1996”. Nguồn gen được bảo tồn ở các trung tâm dưới hai hình thức là nguồn gen cơ bản (Base collection) và nguồn gen hoạt động (Active collection). Nguồn gen cơ bản bảo tồn dài hạn và thường được nhân lưu sang nguồn gen hoạt động. Điều kiện cơ bản của bảo tồn nguồn gen này trong điều kiện nhiệt độ - 10 đến - 20oC, thường là - 18oC, độ ẩm hạt 5± 1% (wb), bao đựng hàn kín. Nguồn gen hoạt động bảo tồn ngắn hạn hoặc trung hạn (đến 30 năm), do các nhà tạo giống, nhân giống, nghiên cứu và sử dụng. Điều kiện nhiệt độ bảo tồn 0 đến -10 oC, điều kiện tồn trữ ít nghiêm nghặt hơn nguồn gen cơ bản. Dưới cùng một điều kiện bảo quản hạt các loài khác nhau có tuổi thọ khác nhau. Bởi vậy, rất khó để xác định chính xác thời gian bảo tồn cho nguồn gen hoạt động. Nguồn gen cơ bản và nguồn gen hoạt động được khái niệm trên cơ sở chức năng của nó hơn là điều kiện bảo quản. Hai hình thức này giống nhau về khâu chế biến trước khi cho vào bảo tồn, nhưng lượng hạt cho vào bảo tồn khác nhau. Nguồn gen hoạt động số lượng của một mẫu lớn hơn một mẫu nguồn gen cơ bản. Một trung tâm thực hiện cả hai hình thức thì hệ thống thông tin có liên quan với nhau.