BẢO TỒN NGÂN HÀNG GEN ĐỒNG RUỘNG

Một phần của tài liệu giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen (Trang 141 - 143)

(Bảo tồn ngân hàng gen đồng ruộng với loài không bảo tồn hạt khô (non-orthodox) và các loài nhân giống vô tính)

Trái ngược với bảo tồn hạt khô, một số loài ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới như dừa, cacao và nhiều loài cây ăn quả, cây rừng khác tạo ra hạt chín có độ ẩm cao (không khô), và thường mẫm cảm với làm khô và nhiệt độ thấp. Chúng không thể duy trì dưới điều kiện bảo tồn hạt như hạt khô với điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thấp. Hạt của những loài này gọi là

“bảo thủ”(recalcitrant), phải giữ trong điều kiện ẩm và ấm để duy trì sức sống (Roberts,1973, Chin và Roberts,1980). Ngay cả phương thức bảo tồn tối ưu, sức sống của chúng cũng chỉ giới hạn trong vài tuần, đôi khi vài tháng. Trên 7.000 loài bảo tồn hạt có tới 3% thuộc loại hạt này và 4% có thể là loại hạt rất mẫn cảm với khô và nhiệt độ thấp. Những nghiên cứu gần đây hơn chỉ ra rằng có một số loài biểu hiện trung gian có thể làm khô với độ ẩm khá thấp, số loài có hạt thuộc dạng trung gian này chiếm khoảng 1% của 7.000 loài đang bảo tồn bằng hạt.

Ngân hàng gen là một chiến lược trong bảo tồn di truyền thực vật, bảo tồn ngân hàng gen đồng ruộng (field genebank) là một phương pháp bảo tồn Ex situ quan trọng và cần thiết với loài cây trồng sức sống của hạt trong thời gian ngắn như cọ dầu, xoài, mít, chôm chôm… Những loài cây trồng bất dục và phụ thuộc hoàn toàn vào nhân giống sinh dưỡng như khoai sọ, chuối, khoai tây, khoai lang, sắn, dứa, mía. Bảo tồn ngân hàng gen trên đồng ruộng là đem cây trồng từ nơi thích nghi của chúng về trồng trong khu bảo tồn có điều kiện thích nghi hoặc không thích nghi. Frankel năm 1970 đã ghi nhận rằng phương pháp này sẽ có chọn lọc tự nhiên và tăng cơ hội lai tự nhiên giữa các vật liệu nguồn gen, các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc quần thể là khí hậu, đất đai và các yếu tố sinh học khác. Sinh sản bằng hạt ảnh hưởng mạnh hơn nhân giống vô tính. Nếu trong nhà kính, nhà lưới có thể điều khiển được môi trường sẽ giảm bớt những tác động này.

Diện tích bảo tồn ngang bằng lượng mẫu, trồng trong nhà có mái che với những loài có tương tác mạnh giữa kiểu gen và môi trường, dễ nhiễm bệnh hoặc môi giới truyền bệnh. Với những loài cây có củ, thân bò dưới mặt đất cần có khoảng cách thích hợp để không bị lẫn tạp dòng vô tính. Cần có kỹ thuật canh tác phù hợp như cung cấp dinh dưỡng, phòng trừ sâu bệnh và tưới nước đối với loài cụ thể. Duy trì cây dài ngày rễ hơn cây ngắn ngày vì giảm số lần nhân, do vậy duy trì đúng kiểu gen tốt hơn, cây hoang dại khó duy trì hơn cây đã thuần hóa. Cây nhân giống sinh dưỡng khó khăn nhất là tránh nhiễm virus trong quá trình nhân, kỹ thuật nhân và quản lý đồng ruộng quan trọng tránh lây nhiễm bệnh cần quan tâm với phương pháp bảo tồn đồng ruộng.

Vùng Châu á Thái Bình Dương và Châu Đại Dương (APO) có mức độ đa dạng nguồn gen cây trồng và cây rừng cao nhất, cùng với đa dạng của văn hóa sinh học và sinh thái nông nghiệp. Những Trung tâm thuần hóa cây trồng như Ấn Độ,Trung Quốc, Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Franked và Bennett,1970, Zohary,1970 và Harlan,1975;1992). Thực vật phát sinh ở những vùng này là lúa, chuối, cam quýt, dừa và phát tán ra khắp thế giới

Hình 4-13: Mô hình lý thuyết về sử dụng bổ trợ lẫn nhau của các kỹ thuật bảo tồn

Bảo tồn nguồn gen không chỉ thực hiện đơn lẻ một kỹ thuật mà phối hợp, bổ trợ lẫn nhau của các phương pháp bảo tồn khác nhau của phương pháp bảo tồn In situEx situ, trong đo ngân hàng gen đồng ruộng là một kỹ thuật quan trong như minh họa tại hình 4-13

Các thành phần của nguồn tài nguyên di truyền thực vật: Nguồn gen cây trồng là chuỗi các kiểu gen và quần thể đại diện của giống, kho dự trữ di truyền và các loài hoang dại được duy trì dưới hình thức cây, hạt và mô, quần thể hoang dại, trên trang trại. Về mặt chức năng, PGR tạo thành các giống địa phương, các giống tiến bộ, giống cải tiến, loài hoang dại và loài họ hàng hoang dại (bao gồm cả thuần hóa hoặc không thuần hóa)

Một phần của tài liệu giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)