a) Đánh giá đặc điểm hình thái
Sau khi thu thập nguồn gen cần đánh giá và mô tả các đặc điểm nuồn gen một cách hệ thống, từ khi bắt đầu nhận được nguồn gen mới đến nhân tăng số hạt bao gồm: mô tả, đánh giá cơ bản, đánh giá chi tiết nhân và tài liệu hóa
- Liệt kê mô tả ban đầu:
Quá trình đánh giá bắt đầu là danh sách mô tả nguồn gen, sự mô tả giúp chuẩn hóa các thuật ngữ các chỉ tiêu và trật tự, đặc điểm theo một logic khoa học. Mô tả theo hệ thống mô tả tiêu chuẩn của IPGRI, nhiều tính trạng mô tả bằng cho điểm 1 đến 9, điểm 1 là mức tốt nhất, một số tính trạng và đặc điểm thang điểm cuối là 3, 5 hay 7. Xác định giai đoạn sinh trưởng của cây để đánh giá, mô tả cho điểm là một kỹ thuật quan trọng, giai đoạn mẫn cảm và đặc điểm đó biểu hiện rõ nét, ổn định và điển hình. Minh họa đánh giá một số tính trạng của lúa theo Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn cho lúa của IRRI, 2002 (Standard Evaluation System for Rice - SES)
- Chiều cao cây (Ht)
Ghi chú:Đo trực tiếp từ mặt đất đến hạt đỉnh đầu bông ( kể cả râu)
Tại giai đoạn sinh trưởng: 7-9 Thang điểm 1 Bán lùn (đất thấp: nhỏ hơn 110 cm; đất cao: nhỏ hơn 90 cm 5 Trung bình (đất thấp: 110-130 cm; đất cao (90- 125 cm)
9 Cao cây (đất thấp: trên 130 cm; đất cao: trên 125 cm)
+ Sức sống cây mạ (Vg)
Ghi chú: có một số yếu tốảnh hưởng và tương tác đến sức sống cây mạ (khả năng
đẻ nhánh, cao cây..) sử dụng tháng điểm này đểđánh giá vật liệu di truyền và giống dưới điều kiện bất thuận và không bất thuận. Tại giai đoạn: Sức sống cây mạ: 2 Sức sống sinh dưỡng: 3 Thang điểm
1 Rất khỏe (sinh trường rất nhanh; các cây có 5-6 lá ở giai đoạn 2 và trên 2 nhánh trong quần thể
3 Sức khỏe (sinh trưởng nhanh; các cây 4-5 lá và 1-2 nhánh
5 Bình thường(cây có 4 lá)
7 Yếu (các cây hơi cằn; 3-4 lá; cây mảnh , chưa đẻ
nhánh
9 Rất yếu (sinh trưởng còi cọc; lá chuyển màu vàng)
- Cơ sởđể thu thập thông tin cho liệt kê mô tả:
Số liệu ban đầu (passport data) bao gồm các thông tin mẫu nguồn gen, địa điểm thu thập, thời gian, tên địa phương, tên khoa học và các đặc điểm khác
Đặc điểm nhận biết: bao gồm các đặc điểm có khả năng di truyền cao, dễ nhận biết qua quan sát và đặc điểm đó ổn định qua các môi trường như dạng hạt, dạng bông, màu sắc hoa
Đánh giá cơ bản: đánh giá này chỉ hạn chế trên một số tính trạng quan trọng để nhận biết nguồn gen gồm: các tính trạng số lượng và ảnh hưởng của môi trường như những tính trạng về cây, lá, hoa, quả, sâu bệnh, chống chịu khác. Đánh giá sâu hơn về các đặc điểm và tính trạng tiềm năng về nông sinh học có thể sử dụng trong chương trình cải tiến giốngcây trồng
b) Đánh gía đặc điểm nông sinh học
Để đánh giá được đặc điểm nông sinh học cần bố trí nguồn gen trên đồng ruộng với một thiết kế thí nghiệm tiêu chuẩn về kích thước ô thí nghiệm, ngẫu nhiên, lặp lại. Thí nghiệm tiêu chuẩn đánh giá những đặc điểm cơ bản như tỷ lệ sống sót, sức sống và sinh trưởng, thời gian sinh trưởng, thời gian chín, khả năng chống chịu sâu bệnh, bất thuận, năng suất yếu tố tạo thành năng suất, chất lượng dinh dưỡng. Phương pháp và kỹ thuật đánh giá phù hợp đối với mỗi loài và loại tính trạng.