Phân tích các kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung tồn trữ DNA là không phổ biến trong bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật, thực tế chỉ có khoảng 20% tổng số nguồn gen tồn trữ DNA và 79% các Viện hiện nay không bảo tồn DNA do vấn đề ngân sách, thiếu trang thiết bị cũng như cán bộ kỹ thuật cho bảo tồn. Mặc dù vậy, 57% cho rằng nếu có kinh phí dài hạn sẽ đảm bảo tồn trữ DNA ổn định nguồn gen. Bảo tồn DNA hiện nay còn rất hạn chế thông tin, 84% các Viện nghiên cứu bảo tồn DNA cho biết họ cần nhiều thông tin hơn về bảo tồn DNA, 42% các viện này không bảo tồn DNA với lý do quan trọng là thiếu thông tin. Tính chất pháp lý cho bảo tồn và trao đổi DNA cũng là một vấn đề trở ngại sử dụng phương pháp này và nguồn tài chính cung cấp cho bảo tồn. Nhu cầu hợp tác và tiêu chuẩn hoạt động của ngân hàng DNA, cũng như tạo cơ sở dữ liệu cơ bản với thông tin đầy đủ và có khả năng tiếp cận rộng rãi. Các nước đang phát triển cho biết, bảo tồn DNA còn đang
vướng mắc về pháp lý, trách nhiệm và chi phí khi áp dụng phương pháp bảo tồn DNA. Trên 50% các Viện nghiên cứu có bảo tồn DNA là các Viện nghiên cứu Quốc gia, kể cả các Viện ở các nước phát triển và nước đang phát triển đều thiếu trang thiết bị và nguồn cung cấp khác. Tại Hoa Kỳ hầu hết các Viện nghiên cứu đều cam kết bảo tồn DNA trong ngân hàng gen tài nguyên di truyền thực vật (8 viện), sau đó là Vương quốc Anh 4 viện, Colombia, Đức, Nhật Bản mỗi nước 3 viện, Austalia, Canada, Cộng hòa Czech, Ấn Độ và Israel mỗi nước 2 viện.
Những Viện cung cấp DNA cung cấp thông tin các mẫu DNA và In vitro có địa chỉ như trình bày sau:
USDA Oregon, USA: http://www.ars-grin.gov/cor;
NISA, Japan : http://www.dna.affrc.go.jp; có địa chỉ tại: DNA Bank; National Institute of Agrobiological Sciences;2-1-2 Kannondai, Tsukuba, Ibaraki 305-8602, Japan. Chủ yếu ngân hàng DNA của lúa và lợn
Australian DNA bank: http://www.dnabank.com.au.