Nhu cầu của kỹ thuật mới thu thập nguồn gen, các nhà thu thập giàu kinh nghiệm trên cơ sở khảo sát và những thông tin thu thập được. Đặc biệt những kiến thức của họ như kiến thức về khí hậu, chu kỳ sinh trưởng phát triển của thực vật, kinh tế và chỉ tiêu thông dụng nhất được đưa vào trong quá trình để thu thập những tài nguyên di truyền. Những kiến thức và kinh nghiệm cho thấy một số loài trong quá trình thu thập gặp rất nhiều khó khăn và tốn công như không đúng mùa vụ, mất mùa, sâu bệnh, số lượng quá ít, không thu thập được bằng hạt hay cơ quan sinh dưỡng… Ngoài ra khi mẫu thu thập được cũng có thể bị nấm bệnh gây hại trong quá trình vận chuyển, hạt mất sức nảy mầm nhanh…
Do những khó khăn trên cần có những kỹ thuật tiến bộ thay thế nâng cao hiệu quả thu thập. Một trong những tiến bộ kỹ thuật đó là thu thập In vitro. Năm 1982 IBPGR (nay là IPGRI) giới thiệu của Ủy ban tư vấn bảo tồn In vitro, mục tiêu là xác định tình trạng hiện tại của bảo tồn In vitro nguồn gen và cơ hội phát triển phương pháp trong thu thập nguồn tài nguyên di truyền thực vật
Để bảo tồn nguồn gen không thể thu thập bằng phương pháp khác, kỹ thuật nhân vô tính
In vitro đã khẳng định là thích hợp (Withers,1980;1982). Những nghiên cứu cơ sở về kỹ thuật nuôi cây In vitro như thanh trùng, nuôi cấy nhân cây thích hợp để thu thập các vật liệu di truyền, nhưng không ở mức đầy đủ như nhân giống In vitro. Những thành công và hỗ trợ của Đại học Nottingham Vương Quốc Anh đã kết luận được tiềm năng của thu thập In vitro
và những công bố năm 1984 (IBPGR) phương pháp thực hiện trên cây thân gỗ như cacao (Theobroma cacao L.) và phôi của cây dừa ( Cocos nucifera L.). Từ các kết quả nghiên cứu đã phân tích, tổng hợp thành phương pháp.