BẢO TỒN TRÊN TRANG TRẠI

Một phần của tài liệu giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen (Trang 91 - 116)

Bảo tồn In situ trên trang trại đôi khi gọi là bảo tồn trang trại được khái niệm “ là nông dân tiếp tục canh tác và quản lý những quần thểđa dạng cây trồng trong hệ sinh thái nông nghiệp” (Bellon và cộng sự, 1997). Bảo tồn trên trang trại gồm các loại trong hệ sinh thái nông nghiệp gồm các loài có ích và được sử dụng (cây trồng, cây thức ăn gia súc và cây lâm nghiệp) cũng như họ hàng hoang dại của nó phát triển trong khu vực lân cận.

3.3.1 Mục đích của bảo tồn trên trang trại

-Bảo tồn tiến hóa và thích nghi của các cây trồng trong môi trường tự nhiên của chúng

-Bảo tồn đa dạng ở các mức khác nhau là : hệ sinh thái, các loài và trong nội bộ một loài

-Nông dân nằm trong hệ thống nguồn tài nguyên di truyền thực vật quốc gia

-Để bảo tồn hệ sinh thái phục vụ đời sống của con người trên trái đất

-Cải thiện sinh kế của những nông dân nghèo tài nguyên thông qua phát triển kinh tế -xã hội

-Để duy trì và tăng cường sự tham gia của nông dân cũng như sự tiếp cận của họ với nguồn tài nguyên di truyền

3.3.2 Khái niệm bảo tồn trên trạng trại

Bảo tồn nội vi và bảo tồn trên trạng trại có nhiều khái niệm khác nhau, hai khái niệm được Brown và Maxed đưa ra năm 1997 và 2000 trình bày dưới đây:

Khái niệm do Brown đưa ra năm 2000 là “ Bảo tồn đa dang sinh học nông nghiệp trên trang trại là duy trì đa dạng hiện có trong các quần thể của chúng của nhiều loài cây trồng

được sử dụng trực tiếp trong nông nghiệp hoặc sử dụng nguồn gen trong môi trường sống mà đa dạng đó phát sinh và tiếp tục phát triển”.

Bảo tồn trên nông trại là “ Nông dân quản lý bền vững đa dạng di truyền của các giống phát triển truyền thống trong mối quan hệ với các loài và các loại hình hoang dại và trong

hệ thống canh tác nông nghiệp truyền thống, làm vườn hoặc nông lâm kết hợp ( Maxted và công sự, 1997)”

3.3.3 Tầm quan trọng của bảo tồn trên trang trại

Bảo tồn trên nông trại đem lại nhiều lợi ích cho các nhà nghiên cứu, nông dân và bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật bền vững. Phương pháp này không những chỉ bảo tồn nguyên vẹn đa dạng di truyền mà còn làm cho nguồn tài nguyên phong phú và giàu có thêm, nó cũng giúp tạo ra môi trường khỏe mạnh hơn, sự thịnh vượng của con người cũng được nâng cao.

Những ưu điểm chính của phương pháp là :

- Bảo tồn quá trình tiến hóa và thích nghi: bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp ở tất cả các mức trong các điều kiện môi trường địa phương, duy trì trong môi trường và hệ thống canh tác địa phương, nó giúp quá trình tiến hóa và thích nghi tiếp tục xảy ra. Như vậy ưu điểm nổi bật của bảo tồn trên trạng trại là nó không chỉ bảo tồn nguồn gen hiện có mà còn phát sinh thêm những biến dị mới thích nghi với sự biến đổi của môi trường. Phương pháp bảo tồn này còn có ý nghĩa là “ Bảo tồn thúc đẩy” mở rộng đến tất cả các khía cạnh của hệ thống canh tác gồm các loài thực vật, loài hoang dại có tương tác với các loài cây trồng

- Có thể bảo tồn ở tất cả các mức là đa dạng hệ sinh thái, các loài và di truyền(loài, biến chủng, giống)

- Nông dân là chủ thể và nằm trong hệ thống bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật quốc gia và họ tham gia vào trong quá trình bảo tồn cũng như tăng đa dạng di truyền ở các khía cạnh sau

+ Nông dân duy trì nguồn gen đã chọn lọc

+ Nông dân đối thoại với các thành phần và tổ chức quản lý, khoa học, kinh tế - xã hội khác về bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng và chia sẻ lợi ích giữa các bên một cách bền vững

+ Nông dân quản lý ngân hang gen hoặc trình diễn nguồn gen + Nông dân có thể tiếp cận ngân hàng gen thuận lợi

- Bảo tồn hệ sinh thái phục vụ con người như tạo môi trường sinh thái khỏe mạnh hơn, tránh ô nhiễm và suy thoái nguồn tài nguyên đất, nguồn tài nguyên nước phục vụ cho con người ở địa phương, khu vực và toàn cầu

- Cải thiện sinh kế cho những nông dân nghèo nguồn tài nguyên, họ có thể khai thác nguồn tài nguyên đa dạng cho rất nhiều nhu cầu khác nhau như lương thực, dinh dưỡng và tăng thêm thu nhập

Các lợi ích riêng rẽ và lợi ích chung: an ninh lương thực toàn cầu trong tương lai phụ thuộc vào chọn tạo giống như vậy bảo tồn nguồn gen là bảo tồn vật liệu cho các quá trình chọn tạo giống, đảm bảo môi trường sinh sống cho loài người, bảo tồn văn hóa và tập quán địa phương.

3.3.4 Cơ sở lý luận bảo tồn trên trang trại

Bảo tồn trên nông trại cần có những kiến thức cơ bản, hiểu biết các yếu tố ảnh hưởng đến đến các mức đa dang guồn gen trên trạng trại, số lượng và phân bố đa dạng di truyền qua thời gian và địa điểm. Kỹ thuật duy trì và sử dụng đa dạng di truyền trên trang trại. Những yếu tố tác động đến việc ra quyết định của nông dân bảo tồn đa dạng trên nông trại của họ. Ai là người duy trì đa dạng này (nam, nữ, già, trẻ, giàu , nghèo hay nhóm dân tộc)

Hình 3-1: Đa dạng di truyền cây trồng (Ngun: D.I.Javis và cng s 2000)

a) Tác động ca các yếu t kinh tế và xã hi đến bo tn trên trng tri:

Yếu tố xã hội, kinh tế ,văn hóa và đa dạng cây trồng: thể chế xã hội và văn hóa địa phương liên quan đến tập quán canh tác của nông dân, cũng như phương thức chọn lọc, bảo tồn hạt giống. Tập quán tiêu dùng, canh tác cũng dẫn đến quyết định của nông dân họ lựa chọn giống cây trồng nào cho sản xuất của họ. Một số nguồn gen do tính trạng độc đáo của nó mà nguồn gen ngoại lai không thể có được, một số liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng. Quyền sở hữu đất đai, số lượng đất được sở hữu và quy mô trang trại cũng là yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng trên trang trại cần phải quan tâm.

Các yếu tố xã hội

Các yếu tố giới tính, tuổi tác và tình trạng xã hội nó liên quan đến kiến thức, kinh nghiệm và khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên di truyền của người dân. Nghiên cứu những yếu tố này cho những hiểu biết sâu sắc ai là người quan trọng trong bảo tồn đa dạng trên nông trại. Một dân tộc mà quyết định sản xuất là người phụ nữ thì phụ nữ có vai trò quan trọng hơn đối với bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật. Những người lớn tuổi thường có kiến thức bản địa rất sâu sắc và gắn bó với những cây trồng truyền thống tác động mạnh đến khả năng bảo tồn trên nông trại hơn người trẻ tuổi.

Các yếu tố kinh tế

Điều kiện kinh tế có thể là một yếu tố tác động mạnh nhất đến bảo tồn trên trang trại. Người nghèo khả năng tiếp cận với các vật tư kỹ thuật cho thâm canh như phân bón, thuốc

Ví d :

) Một số dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam như dân tộc Thái thuộc các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có tập quán ăn cơm nếp, do vậy các dân tộc này có bộ giống lúa nếp, ngô nếp đa dạng hơn các dân tộc khác, việc lựa chọn và duy trì giống lúa nếp địa phương hay giống lúa nếp mới là thuận lợi hơn các giống lúa tẻ.

) Những người dân huyện Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc tỉnh Hà Giang có diện tích trồng lúa rất nhỏ, đất trên núi đá thích hợp đối với ngô và người dân cũng có phương pháp chế biến ngô độc đáo thành “mèn mén” là lương thực chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày của họ, như vậy đa dạng di truyền cây ngô lớn hơn cây lúa và bảo tồn đa dạng cây ngô cũng thuận lợi hơn cây lúa tại vùng này

trừ sâu, trừ cỏ thấp hơn do vậy xu hướng của họ sử dụng các giống địa phương có mức đầu tư thấp sẽ phù hợp với họ

Vai trò của phân tích kinh tế đối với bảo tồn In situ trên nông trại: phân tích kính tế giúp lựa chọn phương thức và chiến lược bảo tồn tốt nhất như giá trị sử dụng, giá trị đối với môi trường, đóng góp cho nên kinh tế và thu nhập của người dân địa phương. Ví dụ khu rừng là nguồn cung cấp nước cho các khu vực sản xuất thâm canh của công đồng, trong khu rừng lại có những nguồn tài nguyên di truyền thực vật quý hiếm việc phân tích lợi ích kinh tế của khu rừng để người dân nhận thức bảo tồn nguồn tài nguyên có ý nghĩa quyết định. Cây trồng có giá trị kinh tế mang lại thu nhập cho người dân hiện tại hoặc trong tương lai gần sẽ khuyến khích người dân trồng trọt và mở rộng các cây trồng đó. Ví dụ các cây thuốc tắm của đồng bào dao huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai trước đây gần như bị quên lãng, khi thuốc tắm được người tiêu dùng biết đến và sử dụng rộng rãi thì nó được bảo tồn và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên khi lợi ích kinh tế lớn khai thác quá mức lại có tác động người lại làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nhanh hơn.

Các yếu tố liên quan đến lựa chọn giống cho sản xuất của người dân

Yêu cầu thâm canh là yếu tố quan trọng đầu tiên liên quan đến lựa chọn giống cho sản xuất của người nông dân. Nông dân nghèo thường lựa chọn cây trồng đầu tư thấp, nhưng nông dân khá giả thường lựa chọn nhưng giống có chất lượng cao, giá bán cao. Thứ hai điều kiện sinh thái và đất đại của nông hộ dẫn đến quyết định lựa chọn giống, nếu điều kiện sinh thái đồng nhất thường nông dân lựa chọn một số giống cho sản xuất của họ vì quản lý sản xuất thuận lợi và theo hướng sản xuất hàng hóa.

Điều kiện sinh thái, đất đai đa dạng của miền núi, nông dân sẽ lựa chọn nhiều loại cây trồng phù hợp với mỗi thửa ruộng của họ. Như vậy mức độ đa dạng cây trồng trên hộ nông dân sẽ đa dạng hơn, trong đó bao gồm cả giống địa phương, giống cải tiến. Ngược lại nông dân đồng bằng sông Hồng điều kiện sinh thái khá đồng nhất, lựa chọn cây trồng đồng nhất, đôi khi trên cả vùng rộng lớn chỉ có giống lúa thâm canh ( giống cải tiến hay giống lúa lai), năng suất cao.

Hình 3-2 Đa dạng cây trồng trên một nông hộ của miền núi Việt Nam

Ngoài các yếu tố tự nhiên, điều kiện kinh tế và thị trường cũng liên quan đến sự lựa chọn giống lúa của nông dân. Một số giống cây trồng địa phương và cây hoang dại khi có thị trường đã được bảo tồn và phát triển ở Việt Nam như cây thảo quả ở Lào Cai, một số giống lúa nếp địa phương của người Thái, người Mông là giống tan nhe hay tan lo, giống chè suối Giàng Hà Giang.

Mối quan hệ giữa lựa chọn giống của nông dân với đa dạng trong trang trại, sự lựa chọn đó đem lại đa dạng giống cây trồng, nhưng có thể không đem lại đa dạng di truyền vì lựa chọn giống phụ thuộc chủ yếu vào hình thái, điều kiện sinh thái và khả năng thị trường, do

Cây lương thực ( lúa 2 vụ và ngô vụđông) Cây ăn quả (cam, vải, nhãn)

Cây công nghiệp (chè) Cây lâm nghiệp ( keo, bạch đàn , xoan)

vậy cần xem xét cả yếu tố loại giống nông dân lựa chọn và đa dạng di truyền của các giống đó (Meng,1997).

Thị trường và đa dạng sinh học:

Thị trường trong vùng mục tiêu có thể có những đặc điểm liên quan đến đa dạng nguồn gen cây trồng cần được khai thác, sản phẩm của nông dân sản xuất ra được tiêu thụ ở các trung tâm như thành phố khu công nghiệp có vai trò quan trọng quyết định giá cả và duy trì sản xuất loài cây trồng đó tại địa phương. Tuy nhiên giá trị đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế biến, lưu thông và phí vận chuyển. Ví dụ giá của gạo nếp của giống nếp tan nhe tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên tiêu thụ như sau:

2087.8 2833.3 3500 4670 6600 8500 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 G iá t hành G iá bán Ng ườ i t hu m ua Đạ i l ý đị a ph ươ ng Đạ i lý t ạ i t ỉ nh T ạ i Hà Hà N ộ i Giai đoạn đ /k g

Hình 3-3: Giá gạo nếp tan nhe ở các giai đoạn từ sản xuất đến thị trường Hà Nội năm 2005(

Nguồn Vũ Văn Liết, Nguyễn Tử Siêm , 2005)

Minh họa trên cho thấy, để bảo tồn giống lúa nếp địa phương “tan nhe” cần tác động vào khâu sản xuất và chế biến tại chỗ để nâng cao giá trị cho người sản xuất. Những sản phẩm chưa có thị trường cần tác động các giải pháp kinh tế, xã hội để tạo ra thị trường cho sản phẩm như quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm sẽ khuyến khích được bảo tồn trên trang trại một cách bền vững.

Nông dân quản lý đa dạng di truyền

Mức và cấu trúc đa dạng trên ruộng nông dân là kết quả của một số hoạt động như quản lý độ màu mỡ của đất, làm đất, canh tác, chọn lọc, để giống để bảo tồn đặc điểm di truyền và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Ví d :

Nhiều giống lúa và ngô địa phương nông dân sử dụng lâu dài không có chọn lọc, khi thu hoạch lẫn giống này với giống khác dẫn đến thoái hóa nghiêm trọng và nông dân từ chối không lựa chọn đưa vào canh tác của họ ở nhiều địa phương miền núi Việt Nam

Người dân Kh’Mú tại huyện Kỳ Sơn tỉnh Ngệ An khi phỏng vấn năm 2005 cho biết: trước đây đất tốt những những giống địa phương trồng nhiều, nay đất xấu, năng xuất rất thấp nên nông dân bỏ không trồng nữa. Lý do đất xấu là do chu kỳ luân canh quá nhanh đất không kịp phục hồi, trước đây một hộ nông dân thường có 3 nương họ canh tác sau 9 -10 năm mới chuyển đến canh tác ở nương thứ 2 sau 9 đến 10 năm lại bỏ hóa nương thứ 2 chuyển đến nương thứ 3 và sau 9 -10 năm lại bỏ hóa nương thứ 3 quay về canh tác nương thứ nhất. Như vậy nương thứ nhất có khoảng 20 năm bỏ hóa để phục hồi đất. Ngày nay, do dân số tăng một hộ nông dân chỉ có 1 - 2 nương thời gian bỏ hóa chỉ còn khoảng 9 - 10 năm đôi khi không có thời gian bỏ hoá cho nên đất không đủ thời gian phục hồi.

3.3.5 Các yếu tố hệ sinh thái nông nghiệp ảnh hưởng đến đa dạng trên trang trại

+ Các yếu tnh hưởngđến đa dng trên trang tri

Các yếu tố hệ sinh thái nông nghiệp tác động đến đa dạng nguồn gen cây trồng có thể phân thành 2 nhóm lớn là những yếu tố phi sinh học và yếu tố sinh học

Yếu tố phi sinh học là những yếu tố tạo ra các bất thuận cho cây trồng, trong một quần thể thực vật một số thích nghi với điều kiện bất thuận đó và một số khác không thích nghi sẽ bị mất đi do chọn lọc tự nhiên. Các yếu tố phi sinh học như nhiệt độ, ánh sáng, gió, độ cao, thành phần cơ giới và dinh dưỡng của đất, độ pH, độ mặn, các độc tố như độc sắt, nhôm, sulphur... bất thuận của úng, ngập và hạn. Những yếu tố phi sinh học cũng biến đổi theo thời gian từ vụ này sang vụ khác, từ năm này qua năm khác hay trong một chu kỳ sống của cây trồng

Yếu tố sinh học cũng có tiềm năng rất lớn đối với đa dạng di truyền như hệ vi sinh vật, cỏ dại, côn trùng, nấm, tuyến trùng các cây trồng khác loài. Một số yếu tố sinh học có thể có tác động tốt nhưng một số có thể làm suy giảm đa dạng trên ruộng nông dân. Sâu bệnh hại

Một phần của tài liệu giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen (Trang 91 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)