Bảo tồn In situ có thể bảo tồn các loài dưới điều kiện cho phép chúng tiếp tục sinh sống và mở rộng. Một số loài như các loài cây thân gỗ nhiệt đới chỉ có phương pháp này là khả thi để bảo tồn. Một trở ngại của phương pháp này là khó mô tả và đánh giá được tài nguyên di truyền cây trồng vì sự mẫn cảm của chúng với điều kiện thời tiết bất thuận và sâu, bệnh hại . Bảo tồn In situ còn liên quan đến khía cạnh xã hội, sinh học, tự nhiên và được thảo luận ở nhiều hội thảo khoa học về sự liên kết của các yếu tố này trong bảo tồn nguồn gen và quản lý bền vững[6]. Có nhiều khái niệm về bảo tồn nội vi, những khái niệm có những điểm
khác nhau, trong chương này nêu bốn khái niệm do các nhà nhiên cứu nguồn gen nếu từ 1991- 1997 như sau:
-Bảo tồn In situ được coi là duy trì các quần thể biến động trong môi trường sống tự nhiên hay canh tác của chúng trong cộng đồng cho phép quá trình tiến hóa tự nhiên xảy ra trong một phần quần thể của chúng.( Qualset và cộng sự 1997)
-Mohd Said Saad and V. Ramanatha Rao, 2001: bảo tồn In situ là đối ngược với Ex situ, lựa chọn bảo tồn In situ khi cần thiết phải duy trì tiềm năng tiến hóa của loài và quần thể
(Frankel,1970, Ledig,1988,1992) Nhìn chung nghiên cứu và giám sát đảm bảo thành công của bảo tồn In situ ở ba mức độ : thử nghiệm, phân tích biến dị, di truyền trong một loài mục tiêu ở khu vực đặc thù (Nghiên cứu hình thái, di truyền phân tử và những xác nhận đa dạng người sử dụng tại địa phương), kiểm kê số loài, quan sát điều kiện sinh thái và tập tính trong hệ thống canh tác (Berg,1996)
-Bảo tồn In situ là duy trì nguồn tài nguyên di truyền trong cấu trúc tự nhiên cho nguồn tài nguyên thực vật. Những nguồn tài nguyên này tiếp tục được trồng trọt trong hệ thống canh tác của chúng chủ yếu ở các Trung tâm phát sinh và đa dạng cây trồng của Vavilop ( Brush,1991)
-Bảo tồn in situ là phương tiện để duy trì hệ sinh thái nông nghiệp cơ bản, các giống do nông dân trồng trọt và họ sử dụng các phương pháp và tiêu chí chọn lọc của họ (FAO, 1989; Bommer,1991, Keystone, 1991)