Phương pháp vườn hộ

Một phần của tài liệu giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen (Trang 118 - 120)

Bảo tồn trong điều kiện vườn hộ giống như bảo tồn trên nông trại, nhưng mức độ nhỏ hơn. Hầu hết ở nông thôn trong vườn là một số loài cây trồng như cây ăn quả, cây hoa , cây thuốc, cây gia vị…. Với một vườn hộ, giá trị bảo tồn là không lớn nhưng cả cộng đồng giá trị của nó lại rất to lớn. Trong vườn hộ ngoài cây trồng còn có các loài hoang dại hoặc họ hàng hoang dại và như vậy bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền thực vật bằng phương pháp này có vai trò rất quan trọng

Khó khăn hiện nay do dân số tăng cho nên hầu hết vườn hộ được chuyển mục đích sử dụng như xây dựng nhà ở, công trình giao thông…Các tỉnh đồng bằng sông Hồng nhiều cộng đồng không còn vườn gia đình

Phương pháp bảo tồn nguồn gen trong vươn hộ tương tự như phương pháp bảo tồn trên trang trại, nhưng điểm khác biệt chủ yếu của bảo tồn vườn hộ trong điều kiện Việt Nam là:

- Áp dụng để bảo tồn cây ăn quả, hoa , cây cảnh, cây thuốc, cây rau và đặc biệt rau gia vị

- Cây làm thuốc, cây rau chủ yếu cho mục đích tự cung, tự cấp

Theo TS Lưu Đàm Cư rất nhiều loài cây thuốc của người Tày nằm trong danh sách quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt diệt ở nước ta như ngũ gia bì gai, ba kích, hà thủ ô trắng, ké đầu ngựa..., hoặc còn rất ít ở Hà Giang như cây chàm tím. Nhóm nghiên cứu xác định 26 loài cần được bảo tồn và xây dựng mô hình vườn bảo tồn cây thuốc. Chủ hộ được lựa chọn là những ông lang người địa phương, có nhu cầu phát triển cây thuốc phục vụ hành nghề, tâm huyết với việc bảo tồn, phát triển cây thuốc. Cuối năm 2004, kết thúc hai năm khảo sát, nhóm vận động hai hội viên của Hội Đông y Việt Lâm xây dụng vườn bảo tồn tại gia đình mình rộng khoảng 1 hecta. Hiện một vườn đã thu thập được 50 loài cây thuốc, trong đó phần lớn là thuốc quý hiếm, một vườn trồng được 41 loài.

Câu hi ôn tp chương 3

1. Những phương pháp và cách tiếp cận của các phương pháp bảo tồn cơ bản, ưu nhược điểm của mỗi phương pháp

2. Những khái niệm bảo tồn nội vi và bảo tồn trên trang trại, mục đích và tầm quan trọng bảo tồn trên trang trại

3. Cơ sở lý luận bảo tồn trên trang trại

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn trên trang trại

5. Phương pháp xây dựng mạng lưới bảo tồn trên trang trại 6. Kỹ thuật bảo tồn trên trang trại

7. Phương pháp bảo tồn nội vi khác

Chương 4

BO TN NGOI VI

( Ex situ)

Hai chiến lược bảo tồn cơ bản In situEx situ, mỗi kỹ thuật có những phương pháp và kỹ thuật khác nhau. Định nghĩa của UNCED, 1992 “Bảo tồn Ex situ là bảo tồn thành phần đa dạng sinh học ngoài điều kiện sinh sống tự nhiên của chúng”; “Bảo tồn In situ là sự bảo tồn hệ sinh thái nơi sinh sống tự nhiên, duy trì và phục hồi sự phát triển quần thể của các loài thực vật trồng trọt, thực vật thuần hóa nơi chúng đã phát triển các đặc tính đặc thù của chúng”. Bảo tồn Ex situ bao gồm lấy mẫu, vận chuyển, tích trữ, bảo quản các vật liệu cơ quan thu thập, trong khi bảo tồn In situ liên quan đến thiết kế, quản lý giám sát nguồn gen mục tiêu tại chỗ. Bảo tồn In situ là bảo tồn động, trong khi bảo tồn Ex situ là bảo tồn tĩnh hơn. Trong bảo tồn Ex situ có các phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp có kỹ thuật đặc thù. Bảo tồn Ex situ ứng dụng công nghệ cao như bảo tồn hạt, bảo tồn In vitro, bảo tồn DNA, bảo tồn hạt phấn, ngân hàng gen đồng ruộng và vườn thực vật. Kỹ thuật bảo tồn Ex situ phù hợp cho bảo tồn cây trồng, các loài hoang dại và họ hàng hoang dại của cây trồng, trong khi bảo tồn In situ phù hợp với các loài hoang dại và giống địa phương

Gần đây, sau cuộc cách mạng xanh những năm 1960, các giống cây trồng cải tiến năng suất cao và đồng nhất di truyền, đặc biệt là cây lương thực lúa và lúa mỳ. Bên cạnh lợi ích của cách mạng xanh, hậu quả của nó làm suy giảm đa dạng của những cây trồng này tăng lên. Nông dân bỏ rơi các giống cây trồng địa phương và các giống truyền thống có khả năng thích nghi, thay thế bằng giống cải tiến đồng nhất di truyền. Để ứng phó với vấn đề này, các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (IARCs) của nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế đã bắt đầu thu thập nguồn gen của các loài cây trồng chính để bảo tồn. Ủy ban tài nguyên di truyền thực vật Quốc tế đã được thành lập, năm 1974 để xây dựng sự hợp tác toàn cầu trong nỗ lực thu thập, bảo tồn đa dạng di truyền thực vật đang bị đe dọa.

Ngày nay toàn cầu đã có trên 1.300 ngân hàng gen và vật liệu di truyền, đang duy trì và đánh giá 6.100.000 mẫu nguồn gen (FAO,1996), tập trung lớn nhất vào nguồn gen cây lương thực như các cây ngũ cốc, một số cây họ đậu và một số loài dễ bảo tồn hạt. Những năm gần đây bảo tồn gen đồng ruộng cho phép bảo tồn những loài cây trồng không thể hoặc khó bảo tồn hạt. Kỹ thuật mới trong bảo tồn như bảo tồn In vitro và bảo tồn lạnh cũng đã phát triển và giúp tăng khả năng bảo tồn tất cả các loài và vật liệu di truyền

Một phần của tài liệu giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)