Thu thập thông tin thí nghiệm nguồn gen

Một phần của tài liệu giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen (Trang 171 - 174)

+ Các mức theo dõi đánh giá:

Theo dõi đánh giá thí nghiệm nguồn gen có 3 mức là theo dõi từng cá thể, theo dõi đánh giá từng ô thí nghiệm và theo dõi đánh giá toàn bộ thí nghiệm

Theo dõi đánh giá từng cây: theo dõi những đặc điểm quan trọng nhất của rất nhiều thí nghiệm đánh giá tài nguyên di truyền, chúng là những vật liệu không đồng nhất về di truyền, biến động ngay cả giữa các cây trong trong cùng một mẫu nguồn gen. Những tính trạng theo dõi từng cá thể như chiều cao cây, số quả, số nhánh, số lá, độ lớn hạt, quả, số quả trên cây, số hạt trên bông…Số cá thể theo dõi trong một nguồn gen ≥ 30, phân tích số liệu của các cá thể cho thông tin đầy đủ và độ tin cây số liệu của nguồn gen.

Theo dõi các ô: mỗi nguồn gen trồng trong một ô nhỏ đôi khi trồng trong một chậu, một số chỉ tiêu được theo dõi đánh giá trên cả ô như năng suất, thời gian sinh trưởng, mức độ chống chịu, mức độ biến động quần thể…

Theo dõi đánh giá toàn bộ thí nghiệm: cung cấp những thông tin chi tiết về môi trường thí nghiệm như đất đai, thời vụ gieo trồng, lượng mưa, bức xạ…

Nếu thí nghiệm có lặp lại, thu thập và phân tích giá trị trung bình chung của mẫu nguồn gen. Quyết định thu thập thông tin nào? ở mỗi mức tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu của loài cây trồng, nhìn chung thu thập càng đầy đủ thông tin càng tốt

+ Lập sổ theo dõi đánh giá nguồn gen

Xác định những chỉ tiêu theo dõi của mỗi mức, dựa trên các chỉ tiêu xác định tần suất theo dõi, lượng mẫu theo dõi cho mỗi chỉ tiêu để thiết lập sổ theo dõi. Mẫu nguồn gen khác nhau các chỉ tiêu theo dõi khác nhau.

Ngoài sổ theo dõi số liệu cần có thêm sổ nhật ký thí nghiệm, ghi chép tất cả những diễn biến thí nghiệm, công việc thực hiện hàng ngày

+ Các chỉ tiêu theo dõi a) Mức cá thể

Theo dõi mức cá thể là những thông tin quan trọng nhất của thí nghiệm đánh giá nguồn gen. Khi số lượng mẫu lớn các chỉ tiêu theo dõi có thể giảm đi, nhưng khi số lượng ít và đánh giá chi tiết chỉ tiêu theo dõi chi tiết hơn. Để không thiếu sót những tính trạng quan trọng phân các chỉ tiêu theo dõi thành các nhóm tính trạng:

Nhóm 1: Các đặc điểm hình thái, sinh học Nhóm 2 : Đặc điểm nông học

Nhóm 3: Năng suất và yếu tố tạo thành năng suất Nhóm 4: Đặc điểm chống chịu sâu bệnh đồng ruộng Nhóm 5: Chống chịu bất thuận

Nhóm 6: Một số tính trạng chất lượng

Mỗi nhóm lại bao gồm nhiều tính trạng cần theo dõi Nhóm 1: Đặc điểm hình thái

+ Dạng cây + Chiều cao cây + Số nhánh/khóm + Số cành/cây + Số quả/cây, số hạt/bông + Số lá + Dạng lá + Kích thước lá + Góc lá + Màu sắc thân lá + Dạng hoa + Cấu tạo hoa + Màu sắc hoa + Dạng quả + Cấu tạo quả + Màu sắc quả + Kích thước quả + Phương thức thụ phấn + ... Nhóm 2: Đặc điểm nông học + Mùa vụ

+ Các giai đoạn sinh trưởng phát triển + Ngày chín

+ Ngày ra hoa, ngày trỗ + Mật độ khoảng cách + Nhu cầu dinh dưỡng + Nhu cầu nước

Nhóm 3: Năng suất và yếu tố tạo thành năng suất + Số cây/đơn vị diện tích

+ Số quả, bông, chùm quả/cây + Số quả trên chùm, số hạt/bông + Khối lượng quả, hạt

+ Năng suất cá thể + Năng suất ô

Nhóm 4: Đặc điểm chống chịu sâu bệnh đồng ruộng + Sâu hại + Bệnh hại + Nhóm 5: Chống chịu bất thận + Hạn + Úng + Mặn + Phèn + Lạnh Nhóm 5: Một số tính trạng chất lượng + Màu sắc + Mùi vị + Nấu nướng + Dinh dưỡng

Mỗi chỉ tiêu lại có phương pháp theo dõi cụ thể để đảm bảo độ tin cậy của thông tin, phương pháp theo dõi theo chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Ví dụ cho điểm khi theo dõi các tính trạng của lúa cho điểm theo hệ thống đánh giá lúa tiêu chuẩn của IRRI (Standard Evaluation System for Rice), ngô theo thang điểm của CIMMYT...Cán bộ thí nghiệm nên xây dựng bảng theo dõi chi tiết để thực hiện. Ví dụ bảng như sau với theo dõi đánh giá một số tính trạng nguồn gen ngô địa phương.

Bảng 5-3: Phương pháp theo dõi đánh giá

TT Chỉ tiêu Thời điểm/tần suất Phương pháp theo

dõi

Lượng mẫu

1 Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển Gieo, 3 -4 lá, 7-9lá, trỗ cờ, phun râu, chín Ghi chếp khi có 10% cá thể trong quần thể 30 cá thể của 01 mẫu thí nghiệm 2 Chiều cao cây cuối cùng Khí trỗ cờ hoàn toàn Đo trực tiếp 30 cá thể để tính

trung bình 3 Số bắp trên cây Trước thu hoạch Đếm trực tiếp 30 cá thể 4 Diện tích lá Giai đoạn 3-4 lá, 7-9

lá, trỗ cờ, trước thu hoạch

Đo bằng máy đo diện tích lá, hoặc phương pháp cân nhanh

10 cây trên 01 mẫu nguồn gen, tính trung bình 5 Khả năng chịu hạn Theo dõi khi hạn xảy

ra và sau hạn

Cho điểm mức độ tàn lá/ CIMMYT, 2002

30 cá thể/ô 6 Bệnh sọc vi khuẩn Theo dõi thời kỳ 3 –

4 lá

Tính % cây bị bệnh (CIMMYT,2000)

Một số chỉ tiêu theo dõi khó khăn trong cân đo, đong đếm có thể theo dõi bằng số tương đối như %, hoặc cho điểm theo thang điểm. Ví dụ cho điểm đối với tính trạng độ tàn lá ngô trong điều kiện hạn như sau:

Xác định: Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10, chia cho phần trăm tổng diện tích lá đánh giá mỗi điểm là 10%.

1 = 10% diện tích lá chết 6 = 60% diện tích lá chết 2 = 20% diện tích lá chết 7 = 70% diện tích lá chết 3 = 30% diện tích lá chết 8 = 80% diện tích lá chết 4 = 40% diện tích lá chết 9 = 90% diện tích lá chết 5 = 50% diện tích lá chết 10 = 100% diện tích lá chết

Chú ý: Điểm tàn lá theo dõi 2 – 3 thời kỳ trong khoảng cách 7 – 10 ngày của thời gian kết hạt.

b) Mức ô thí nghiệm

+ Mức độ đồng nhất của quần thể thông qua quan sát hoặc từ số liệu từng cá thể để phân tích phương sai

+ Số hạt nảy mầm

+ Số cây khác dạng trong tổng số cây/ô, + Số biến dị xuất hiện trong toàn bộ ô + Năng suất thực thu trên ô

+ Thời gian chín, thu hoạch + Mức toàn bộ thí nghiệm

Một số chỉ tiêu về môi trường, chỉ tiêu quan trọng như đất thí nghiệm dựa trên 2 phương pháp (1) Từ một quả cầu đường kính 3 cm từ đất mịn; và (2) Nước nhỏ giọt lên đất đến khi bắt đầu dính tay. Như sau:

Loại Mô tả

Cát Đất còn xốp không thể hình thành quả cầu.

Thịt pha cát Đất có thể thành hình tròn trong một ống hình trụ ngắn. Thịt Đất cuộn tròn trong ống 15 cm và vỡ khi uốn cong. Thịt pha sét Như đất thịt nhưng có thể uốn cong hình chữ U.

Sét nhẹ Như đất thịt nhưng có thể uốn cong hình tròn nhưng nhìn rạn nứt Sét nặng Như đất thịt nhưng có thể uốn cong hình tròn không rạn nứt As

Nguồn: Pervez H. Zaidi,2002 c) Các chỉ tiêu khác của toàn bộ thí nghiệm

+ So sánh các mẫu nguồn gen + Năng suất các lần lặp lại

+ Tương tác kiểu gen và môi trường

Một phần của tài liệu giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen (Trang 171 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)