Kỹ thuật họp nhóm nông dân

Một phần của tài liệu giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen (Trang 73 - 77)

Họp để thảo luận và thu thập thông tin, thu thập mẫu nguồn gen tổ chức tại thôn bản. Những nông dân được mời đến thảo luận nhóm là những nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất, nắm được các giống cây trồng, vật nuôi của địa phương. Số lượng một nhóm nông dân từ 15 - 20 người.

Cán bộ thu thập cần chuẩn bị nội dung và mẫu phiếu thu thập trước khi họp nhóm để nêu chủ đề tahỏ luận phù hợp. Chủ đề thảo luận để thu thập nên ngắn gọn dễ hiểu để người dân có thể tham gia thảo luận.

Hình 2-9: Họp nhóm thu tập nguồn gen giống lúa,ngô địa phương tại bản Phiêng Ban xã

Thanh Nưa huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên năm 2005.

Nội dung thảo luận được ghi lại trên tờ giấy Ao để mọi thành vên nhóm nông dân đều hiểu, nắm được và theo dõi, bổ sung thêm.

Những chủ để thảo luận chính:

- Điều kiện tự nhiên của địa phương:

- Diện tích đất, các loại đất của thôn bản đang canh tác và chưa canh tác, diễn biến lượng mưa, nhiệt độ trong năm

- Điều kiện xã hội

- Dân số, lương thực, thu nhập

- Những loại cây trồng chính nông dân đã và đang sử dụng - Cây lương thực

- Cây rau - Cây ăn quả - Cây thuốc

Nhóm nông dân liệt kê các loại cây, tiếp theo trong mỗi loài cây nhóm liệt kê các giống, số hộ đang gieo trồng và kỹ thuật canh tác của nông dân với mỗi giống đó

Ví dụ: ở bản Phiêng Ban, xã Thanh Nưa huyện Điện Biên năm 2003 nhóm nông dân liệt kê nhưng cấy trồng chính sau:

- Lúa nương - Lúa ruộng - Ngô nương - Ngô bãi - rau cải - Sắn - Nhãn - Đu đủ

Thảo luận tiếp những giống lúa nương đang trồng: - Khẩu nia

- Khẩu lương phương - Khẩu mà cha

Mô tả những cây trồng nông dân đang sử dụng và ghi nhận những thông tin nông dân cung cấp là những thông tin ban đầu về nguồn gen như minh họa sau:

GIỐNG LÚA ĐỊA PHƯƠNG (NGỌ LIA)

(bn mô t ging lúa địa phương do nhóm nông dân cung cp thông tin)

Hình 2-10 : mẫu hạt thóc giống

Ngọ nia thu tại nhà nông dân

Phần 1: thông tin chung

-Tên giống (tên địa phương): ngọ nia (khẩu nia) ; Ký hiệu: GL3

-Người thu thập: Vũ Thị Bích Hạnh

-Ngày thu thập: 21/07/05

-Nơi thu thập: Bản Pú Tửu 13- xã Thanh Xương - huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên

-Tên chủ hộ: Quàng Văn Hịa

-Tên thôn bản: Bản Pú Tửu 13, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Phần 2: mô tả giống:

-Màu sắc thân lá : xanh

-Chiều cao cây : 100-110 cm; số nhánh: 5-6 nhánh; bông: 4 bông

-Thời gian sinh trưởng : 180-185 ngày

-Chiều dài bông : 25-28 cm; P1000 hạt: 34,73 g

-Màu sắc hạt thóc : vàng; mỏ hạt: đen; hạt gạo: trắng đục

-Điều kiện sinh thái của giống lúa nương: ngọ nia (khẩu nia)

Giống được trồng trên nương cao hoặc nương vừa, độ dốc tương đối lớn.

Yêu cầu của giống về đất: yêu cầu đất tốt, đặc biệt phù hợp với các nương mới khai phá. Nếu đất xấu phải bón thêm phân.

-Năng suất trung bình : 200-250 kg/1000m2 (≈ 25tạ/ha)

Phần 3: mô tảđiều kiện sinh thái và canh tác

-Dân tộc gieo trồng: Kh’Mú

-Giống yêu cầu cung cấp đầy đủ nước trong suốt quá trình sinh

trưởng, song điều kiện trồng là hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời(bố trí gieo trồng vào đầu mùa mưa trong năm)

-Thời vụ gieo trồng: gieo: từ ngày 1 đến 15/4 hàng năm; thu hoạch vào trung tuần tháng 10

-Kỹ thuật để giống: chọn chỗ lúa tốt trên nương, các cây lúa có bông to, không bị sâu bệnh, gặt từng bông để riêng làm giống. Thu bông về đập riêng, phơi riêng trên phên cót hoặc bạt ni lông đến lúc khô; chọn hạt chắc mẩy, màu sắc hạt sáng đều (sàng, xảy sạch); đóng thóc giống vào bao tải dứa, cất kín trong hòm gỗ, để trên gác hoặc nơi khô thoáng trong nhà, tránh chuột bọ phá hại. Đến vụ sau, phơi lại một vài nắng rồi đem ngâm ủ để gieo.

-Kỹ thuật làm đất và gieo trồng: tháng hai hoặc ba dương lịch, lên nương dọn sạch cỏ; chặt, vơ cỏ thành đống lớn, để khô rồi đốt. Nếu có tiền, sẽ dùng thuốc trừ cỏ phun (2 gói trừ cỏ Aly/1000m2). Dùng trâu cày lật đất lên ở những chỗ nương phẳng, dễ làm. Chỗ nương khó làm thì cuốc bằng tay. Phơi nương ải trong vòng 1-2 tháng. Trước khi gieo có thể cày lại một lần nếu nương bé. Nếu nương rộng, gieo vãi hạt lúa trên mặt nương, xong mới dùng trâu bừa đất để che phủ hạt giống, chống chim chuột phá hại, đồng thời lật các gốc cỏ mới mọc lên.

-Kỹ thuật chăm sóc:

-Không bón phân cho lúa nương Ngọ nia vì nương xa nhà, khó mang phân lên nương hoặc nương tốt, không cần bón. Làm cỏ 2-3 lần hoặc hơn nếu nương nhiều cỏ. Cụ thể, sau gieo 15-20 ngày, phun thuốc cỏ Aly. Tiếp theo, nhổ cỏ bằng tay cho đến khi thu hoạch nếu cỏ thấp; cỏ mọc cao thì dùng dao phát sạch. Ít bị sâu bệnh hại nặng, nếu xuất hiện sâu bệnh thì có phun phòng bằng thuốc hóa học.

GIỐNG NGÔ ĐỊA PHƯƠNG SILI DIM

Hình 2-11 : mẫu giống ngô Sli dim thu thập tại Điện Biên

Phần 1: thông tin chung

-Tên giống: Sli dim dút – Sli dim (ngô tẻ đỏ)

-Ký hiệu: GN6

-Người thu thập: Nguyễn Văn Hà

-Ngày thu thập: 21/07/05

-Nơi thu thập: Bản Pú Tửu 13- xã Thanh Xương - huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên

-Tên chủ hộ: Quàng Văn Hịa

Phần 2: mô tả giống:

-Màu sắc thân: nâu nhạt và xanh nhạt; lá: xanh xẫm

-Chiều cao cây : 200-250 cm; Chiều cao đóng bắp: 130-140 cm

-Thời gian sinh trưởng : 120-125 ngày

-Chiều dài bắp : 15,5 cm; Tỷ lệ hạt/bắp: 0,9 ; P1000 hạt: 325,9 g

-Màu sắc hạt : đỏ và đỏ thẫm; màu sắc lõi: trắng

-Chất lượng: rất ngon, dẻo, rất thơm

-Năng suất trung bình : 55-60 tạ/ha

Phần 3: mô tảđiều kiện sinh thái và canh tác

-Dân tộc gieo trồng: Kh’Mú

-Điều kiện sinh thái của giống ngô: Sli dim dút – Sli dim

-Giống được trồng trên nương cao hoặc nương thấp, độ dốc không lớn, + Yêu cầu của giống về đất: Yêu cầu đất trung bình, không kén đất trồng, + Giống yêu cầu cung cấp đầy đủ nước trong suốt quá trình sinh trưởng, song điều kiện trồng là hoàn toàn phụ thuộc vào nước mưa (bố trí gieo trồng vào đầu mùa mưa trong năm)

Một phần của tài liệu giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)