Luật pháp quốc tế về ngân hàng DNA

Một phần của tài liệu giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen (Trang 161 - 163)

Gần một nửa (43%) của các vụ kiện cung cấp DNA do cung cấp DNA ở tình trạng khác là liên quan đến việc không có sự thỏa về quyền sở hữu và vận chuyển quốc tế mẫu DNA : Công ước về đa dạng sinh học (Convention on biological diversity) [CBD], Thỏa ước quốc tế về nguồn tài nguyên di truyền thực vật (International Treaty on plant genetic resource for food and agriculture [IT], Quyền sở hữu trí tuệ quốc tế (International Property Rights) [IPR]. Chỉ có thể chế thứ 4 ( 25%) xây dựng các chính sách chính thống. Hầu hết các hình thức thỏa thuận trao đổi vật liệu (Material transfer agreements)[MTA]. Các MTA tương ứng với các quy định quốc tế, quốc gia và yêu cầu ký kết trước khi trao đổi nguồn gen, để hỗ trợ trao đổi nguồn gen PGR bảo vệ từ IPR

Nghiên cứu mô hình ngân hàng DNA để nâng cao quản lý, phân phối và sử dụng bảo tồn Ex situ nguồn tài ngyên di truyền thực vật. Ứng dụng công nghệ sinh học là một tiến bộ nhanh, tăng nhanh số lượng nguồn DNA và những thông tin liên quan. Chiến lược xây dựng các tiêu chuẩn và phương pháp duy trì DNA đã được phát triển đối với mẫu hạt, mô thực vật và thu thập nguồn gen tại hiện trường. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần nghiên cứu như bảo tồn DNA như thế nào? số lượng DNA bảo tồn, tiêu chí và tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng DNA khi duy trì nó qua thời gian. Tài liệu hóa các mẫu DNA và trao đổi chúng như thế nào là những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo.

4.8 VƯỜN THỰC VẬT

Có khoảng 1.500 vườn thực vật trên thế giới (WWF-IYCN-BGCS,1989), mục đích gồm (i) duy trì sinh thái cần thiết cho hệ thống hỗ trợ sự sống; (ii) bảo tồn đa dạng di truyền; (iii) đảm bảo sử dụng bền vững các loài và hệ sinh thái. Mặc dù vậy các vườn thực vật còn đang có một số hạn chế trong phạm vi bảo tồn và nhân giống, mặc dù khả năng của nó là có thể lớn hơn

Câu hi ôn tp chương 4

1. Khái niệm bảo tồn ngoại vi, các phương pháp bảo tồn ngoại vi chủ yếu, ưu nhược điểm của phương pháp

2. Các loại ngân hàng gen hạt, sơ đồ hoạt động và ứng dụng

3. Phương pháp thu mẫu và đăng ký mẫu cho bảo tồn ngân hàng gen hạt

4. Độ sạch và phương pháp làm sạch mẫu nguồn gen cho bảo tồn ngân hàng hạt 5. Độ ẩm và phương pháp xác định độ ẩm mẫu hạt bảo tồn ngân hàng hạt 6. Phương pháp kiểm tra chất lượng nguồn gen trước khi bảo tồn

7. Đóng bao và quản lý nguồn gen trong kho bảo tồn 8. Nguyên lý bảo tồn ngân hàng gen đồng ruộng

9. Chọn điểm và thu mẫu cho bảo tồn ngân hàng gen đồng ruộng 10.Bố trí xắp xếp và quản lý ngân hàng gen đồng ruộng

11.Đánh giá đặc điểm ngân hàng gen đồng ruộng 12.Bảo tồn đông lạnh, có sở lý thuyết bảo tồn đông lạnh 13.Kỹ thuật bảo tồn đông lạnh

14.Ứng dụng bảo tồn đông lạnh với cây thân thảo, thân gỗ 15.Phương pháp bảo tồn In vitro

Chương 5

ĐÁNH GIÁ VÀ S DNG NGUN GEN

Vai trò của nguồn gen trong cải tiến giống cây trồng đã được khẳng định, tuy nhiên thu thập, bảo tồn và sử dụng nguồn gen ở các nước đang phát triển vẫn còn hạn chế. Nguồn gen có thể sử dụng có hiệu quả cần có những thông tin đầy đủ và chính xác, giúp các nhà chọn giống có thể lựa chọn, sử dụng trong các chương trình tạo giống. Đánh giá nguồn gen được thực hiện trong tất cả các giai đoạn thu thập và bảo tồn nguồn gen thực vật. Mỗi mẫu nguồn gen khi thu thập cũng bao gồm nhiều loại như : loài hoang dại, giống bản địa, giống địa phương, các giống giao phấn tự nhiên, giống thương mại (giống thuần, giống thu phấn tự do và giống lai), dòng, các biến dị, dòng đơn bội, đột biến tự nhiên. Để nhận biết, phân biệt cần có những đánh giá một cách hệ thống, chi tiết về đặc điểm hình thái, sinh lý, thực vật học, nông sinh học, năng suất, khả năng chống chịu của nguồn gen.

Một phần của tài liệu giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen (Trang 161 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)