Vai trò của mạng lƣới xã hội trong tiếp cận thông tin việc làm

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 157)

b. Nhu cầu và khả năng tham gia các loại dịch vụ an sinh xã hộ

5.1.3.Vai trò của mạng lƣới xã hội trong tiếp cận thông tin việc làm

Trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay, thông tin trở thành nguồn lực quan trọng của quá trình phát triển không chỉ đối với giới chủ thuê LĐ mà ngay cả đối với NLĐ làm công.

Bảng 5.3: Các nguồn cung cấp thông tin cho NLĐ

đơn vị tính (trường hợp)

thân

Quen biết (đồng nghiệp, người thân)

Công ty (tiếp thị, trực tiếp và qua internet) Thông tin về nguồn

hàng, giá cả, địa điểm.

27 6 4

Kinh nghiệm làm nghề 27 9 0

(Kết quả nghiên cứu của đề tài) Trong đề tài có phỏng vấn sâu 13 NLĐ làm thuê, tuy nhiên, qua phỏng vấn nhận thấy rằng 13 NLĐ làm thuê chủ động tiếp cận với các thông tin về nguồn hàng, giá cả, địa điểm, kinh nghiệm làm nghề để chuẩn bị thực hiện những dự định của mình như “Em định tách ra tự thu mua giấy phế liệu, và sẽ chọn nơi xa hơn như Bình Dương vì trong quá trình làm em tự nhận thấy và anh em người ta cũng

nói cho mình biết đây là nơi đang phát triển” (BBPVS 11, 23 tuổi, phụ xe – bốc

xếp, NLĐ làm thuê).

Theo bảng 5.3., 6 trường hợp lấy thông tin về nguồn hàng, giá cả, địa điểm từ gia đình, bạn bè – mối quan hệ mạnh “giờ mình là đường dây may gia công, có những chỗ nó cần hàng thì nó tìm tới, rồi cũng có những chỗ thân quen nó giới thiệu, rồi mình cũng hỏi anh em bạn bè làm chung ngành với mình nè, nó cũng may gia công nhưng tui lãnh chỗ này nó lãnh chỗ kia. Tới lúc bên nó có nhiều hàng nó hỏi mình có may không nó chia bớt, bên mình nhiều hàng mình lại chia lại, nhờ chỉ nhau mà hình thành 5, 6 mối vậy đó. Có khi 1 công ty nó nhập 50 - 60.000 cái mà trong thời gian nhất định mình làm sao kịp, phải chia nhau làm thôi” (BBPVS 1, 51 tuổi, may gia công, chủ thuê LĐ); 3 trường hợp lấy thông tin từ mạng lưới tiếp thị của các công ty hay trên mạng internet - nguồn có mối quan hệ yếu hơn “mấy người tiếp thị lại báo giá, ví dụ như thùng C2 bao nhiêu, két nước ngọt thì bao nhiêu, chỗ nào rẻ hơn thì mình lấy. Mình mua bán thì mình phải

LĐ), “thường thì mình tìm trên mạng xem có công ty mình đến mình giao dịch” (BBPVS 5, 25 tuổi, kinh doanh giấy phế liệu, chủ thuê LĐ).

Những bí quyết – kinh nghiệm trong làm nghề là một yếu tố quan trọng giúp NLĐ đạt hiệu quả cao trong công việc, đặc biệt là trong xử lý những trường hợp mới phát sinh. Đối với nội dung này, những mối quan hệ mạnh lại phát huy vai trò của mình. NLĐ khu vực phi chính thức chỉ trao đổi những kinh nghiệm làm nghề với đồng nghiệp, bạn bè quen biết (9 trường hợp) “nghề lái xe này thường là những người đi trước chỉ cho người đi sau. Những người chạy xe thuê thường người ta có kinh nghiệm nhiều hơn là những người chạy xe của nhà. Tại vì người ta chạy xe thuê thì người ta va chạm với nhiều xe, mỗi xe nó có một cái khác nhau, người ta học mỗi xe có một cái ví dụ như là xử lý phanh hơi nó khác mà xử lý

phanh cơ nó khác và cách sửa mỗi loại xe nó một khác nhau” (BBPVS 9, 35 tuổi,

lái xe, LĐ làm thuê).

Như vậy, dựa vào nội dung thông tin mà các nguồn cung cấp tin có vai trò khác nhau trong việc hỗ trợ NLĐ khu vực phi chính thức nâng cao hiệu quả làm việc. Cơ sở của sự khác biệt này xuất phát từ tính chất của các ngành nghề và yếu tố lòng tin, giá trị được hấp thu (hỗ trợ từ gia đình, đồng hương), và “sức mạnh của mối quan hệ yếu” (công ty/ môi giới) trong từng nội dung thông tin và lợi ích mà các bên đạt được.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 157)