0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TP.HCM (Trang 170 -176 )

b. Nhu cầu và khả năng tham gia các loại dịch vụ an sinh xã hộ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

Khu vực KTPCT này đã trở thành bộ phận cấu thành của nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về khu vực kinh tế không chính thức. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong những năm qua đã ghi nhận sự phát triển đáng kể của hoạt động kinh tế không chính thức. KTPCT tồn tại khách quan ở Việt Nam và trong những năm tới nó vẫn tiếp tục có tỷ trọng lớn trong lao động ở Việt Nam.

Tổng quan các tài liệu trong nước và nước ngoài cho thấy ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về an sinh xã hội cho khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức. Khu vực phi chính thức và tác động của nó đến an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã rất rõ ràng. An sinh xã hội cho người lao động khu vực phi chính thức đã trở thành chủ đề của nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn thiếu những nghiên cứu và tài liệu liên quan đến việc làm phi chính thức. Các cuộc điều tra quy mô lớn ở Việt Nam tập trung vào thu thập thông tin và nắm bắt những nội dung chính, hình thành bức tranh chung về doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia kinh doanh, lực lượng lao động và mức sống. Với những dữ liệu này, có thể đo lường và thấy được những vấn đề như tình trạng việc làm, thiếu việc làm, quy mô của khu vực phi chính thức và trình độ giáo dục, đào tạo hoặc kỹ năng của người lao động. Nhưng những cuộc khảo sát đó không đi sâu khám phá và tìm hiểu các đặc điểm khu vực phi chính thức thức như điều kiện làm việc, môi trường, an sinh xã hội, các vướng mắc và bất cập khác.

Về hệ thống an sinh xã hội ở nước ta với các trụ cột chính là BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, trợ cấp xã hội đã đạt được những thành tựa to lớn. Hệ thống pháp luật về ASXH ngày càng được hoàn thiện hơn, đã trở thành căn cứ pháp lý quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Hệ thống BHXH được quan tâm phát triển với nội dung và hình thức ngày càng phong phú, nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp thiết thực cho những người tham gia. BHXH được triển khai đồng bộ với 3 loại hình là: bảo hiểm bắt buộc (BHXH và BHYT), bảo hiểm tự nguyện và BHTN.

Các chính sách ưu đãi đối với người có công không ngừng được hoàn thiện.

Các chính sách trợ giúp xã hội (cả thường xuyên và đột xuất) được thực hiện rộng hơn về quy mô, đối tượng thụ hưởng với mức trợ giúp ngày càng tăng. Các phong trào “tương thân tương ái”, “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”được tổ chức thường xuyên và được sự hưởng ứng tham gia của nhiều thành phần trong xã hội, đóng góp đáng kể vào việc nâng cao ASXH cho mọi người, nhất là những người nghèo, vùng nghèo.

Sau một thời gian thực hiện Luật BHYT, nước ta đã đạt được một số kết quả tốt như: cuối năm 2013 đã có 70% dân số tham gia BHYT, một số đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ để tham gia BHYT, ngân sách nhà nước đang chiếm 42-45% Quỹ BHYT…

Tuy nhiên, để BHYT có thể đến với toàn dân, Việt Nam đứng trước những thách thức lớn như: hiện nay, người lao động hưởng lương chỉ chiếm 7,9% tổng số người có BHYT, mới chỉ có 25% hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT, hầu hết hộ nông dân có thu nhập trên trung bình chưa tham gia BHYT…

Việc thực hiện ASXH ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém: giảm nghèo chưa bền vững, người dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn.

Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn, ở vùng đô thị hoá và thất nghiệp ở thành thị (đặc biệt là nhóm lao động trẻ) có xu hướng tăng.

Nguồn lực để thực hiện ASXH còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, với diện bao phủ và mức hỗ trợ còn thấp, chưa theo kịp với sự phát triển của

nền KTTT, định hướng XHCN. Nợ BHXH và BHYT diễn biến phức tạp và không có xu hướng giảm.

Các hình thức bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân; chất lượng các dịch vụ nhìn chung còn thấp, vẫn còn không ít tiêu cực, phiền hà. Tất cả những hạn chế này đã đặt hệ thống ASXH của nước ta trước nhiều thách thức lớn cần phải tiếp tục được nghiên cứu, hoàn chỉnh chính sách để vượt qua.

Thành phố Hồ Chí Minh sau 16 năm hoạt động, khẳng định niềm tin của người lao động đối với chính sách an sinh xã hội đang được thực hiện khá tốt trên địa bàn thành phố. Chính sách BHXH đã được triển khai đến 100% số lao động các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng đòan thể và doanh nghiệp khu vực kinh tế nhà nước và gần 100% số lao động có ký hợp đồng lao động ở các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đảm bảo sự bình đẳng giữa những người lao động trong các thành phần kinh tế, đưa sự nghiệp an sinh xã hội phát triển một bước mới, góp phần ổn định đời sống kinh tế xã hội của người dân thành phố. Tuy vậy số người tham gia BHXH hiện còn quá thấp so với số người đang làm việc và thuộc diện bắt buộc phải giao kết hợp đồng, đóng BHXH. Tại TPHCM, có gần 5 triệu lao động đang làm việc cho các tổ chức, cá nhân nhưng có chưa đến 1,8 triệu người tham gia BHXH bắt buộc. Số lượng người tham gia BHXH tự nguyện lại càng khiêm tốn: có 3.140 người.

Khu vực kinh tế phi chính thức đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Việt Nam có 46,2 triệu người thuộc lực lượng lao động. Trong đó 10,9 triệu người làm việc trong khu vực KTPCT (tính theo việc làm chính), chiếm 23,5% trong tổng số lực lượng lao động. KVKTPCT cung cấp việc làm đứng thứ 2, sau ngành nông nghiệp (50%) nhưng cao hơn rất nhiều so với khu vực nhà nước (10%), khu

vực hộ SXKD chính thức (7,8%) và khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước (7,7%). 47% việc làm phi nông nghiệp thuộc KVKTPCT.45

Trên địa bàn TP.HCM, theo Điều tra Lao động và việc làm năm 2007, có 3.175.400 việc làm, trong đó 1.044.000 việc làm thuộc khu vực KTPCT. So sánh với thành phố Hà Nội cho thấy: ở Hà nội có 473.000 việc làm thuộc KVPCT. Như vậy, KVKTPCT tại TP. HCM thu hút 33% tổng số lao động và 43% việc làm phi nông nghiệp. KVPCT thu hút 30% tổng số lao động và 52% việc làm phi nông nghiệp.

Qua số liệu khảo sát của đề tài, chúng tôi có thể khắc họa:

1.Chân dung ngƣời lao động phi chính thức tại thành phố HCM. 79,6% người lao động trong KVPCT là công dân thường trú tại thành phố. Người lao động từ các tỉnh khác đến làm việc trong khu vực này chiếm 20,3%. Điều đó cho thấy những tác động vào KVPCT có ảnh hưởng trực tiếp đến người dân thành phố. Trong KVPCT tỷ lệ lao động nữ cao hơn lao động nam. Kết quả khảo sát cho thấy nam chiếm 44% và nữ chiếm 56%. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong KVPCT. Tuổi trung bình của người lao động là 41 tuổi. Trình độ văn hóa của người lao động thấp, trình độ chuyên môn được đào tạo hầu như không có. Học vấn trung bình là 9 năm; trên 70% người lao động đã có gia đình.

Về nhà ở, đa số người lao động có nhà ở độc lập (77,8%) cho một hộ gia đình; 4,2% ở nhà độc lập vài hộ gia đình sống chung. Những người ở chung phòng trọ/chung nhà tập thể/nhà trọ với tỷ lệ 18%. Một số người ở căn hộ chung cư với vài gia đình khác hoặc ở căn hộ độc lập/ chung cư 3,3%; nhà mượn 1,7%. 72,8% người lao động là chủ sở hữu hoặc thành viên của hộ là chủ sở hữu. Số người sống chung trong hộ bình quân là 5,3 người. Diện tích bình quân đầu người là 16,9 m2; diện tích bình quân/người thấp nhất là 1m2. ¼ người lao động thấy nhà ở chật chội họăc quá chật.

Các dịch vụ công cộng mà người lao động tiếp cận: đại đa số hộ gia đình người lao động sử dụng điện có đồng hồ riêng (94,5%); sử dụng điện trực tiếp nhưng chung đồng hồ với hộ khác với tỷ lệ là 4,2%; dùng điện không trực tiếp, thông qua hộ khác (1,3%). Về nguồn nước sử dụng: 77,5% hộ gia đình người lao động dùng nước máy; 22,5% dùng nước giếng. gần 100% số hộ có rác được thu gom. 1/3 người lao động cho rằng nơi ở ngập lụt, ồn ào, các tệ nạn xã hội… Các đồ dùng lâu bền như ti vi, xe máy mà người lao động sở hữu chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 95%. Các gia đình có máy tính chiếm 46,8% và có kết nối internet 38%.

Thu nhập của người lao động không thấp nhưng không ổn định và công việc bấp bênh. Trung bình tổng thu nhập hàng tháng của gia đình người lao động là 11.451.000 đồng. Và bình quân tổng chi hàng tháng của gia đình người lao động là 11.594.000 đồng. Bình quân thu nhập /người/tháng là 2.794.000đồng và bình quân chi tiêu/người/tháng là 2.777.000 đồng. Mức độ tích lũy hầu như không có. Người lao động ít tham gia vào các tổ chức xã hội, nghề nghiệp.

Người lao động có thu nhập bình quân/tháng là 5.546.000 đồng; thu nhập bình quân /tháng thấp nhất là một triệu đồng và cao nhất là một trăm triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân/tháng của người lao động không thấp. Mặc dù thu nhập bình quân không thấp nhưng do tính chất công việc không ổn định, không thường xuyên nên đời sống của người lao động vẫn bấp bênh, khả năng tích lũy thấp hoặc không có tích lũy được. 34.5% người lao động có thu nhập không ổn định. Đó là chưa kể nếu có những rủi ro bất ngờ ập đến.

Nói về thu nhập và mức độ trang trải cuộc sống gia đình, ½ người lao động cho biết với thu nhập như vậy vừa đủ cho chi tiêu; 29,2% hơi thiếu thống; rất thiếu thốn 10,5%. Tỷ lệ người lao động có mức trang trải cuộc sống dư chút ít là 8,8% và rất dư giả 0,8%.

Thu nhập của người lao động tỷ lệ thuận với trình độ học vấn. Người lao động học vấn càng cao thì thu nhập bình quân /tháng tăng lên. Nam giới có thu nhập bình quân/tháng cao hơn thu nhập bình quân/tháng của nữ giới (5.868.000 đồng so với 5.297.000đồng) mặc dù nữ có thời làm việc trung /ngày dài hơn nam giới (10,1 giờ /ngày so với 9,3 giờ/ngày).

Tính ổn định của công việc ảnh hưởng đến thu nhập. Những người có công việc ổn định thì thu nhập càng cao. Trong số những người có thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/tháng, thì tỷ lệ có công việc ổn định là 81,4%. Những lao động thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng, tình trạng việc làm của họ không ổn định là 44,3% Người lao động thuộc KVKTPCT làm việc nhiều, một tuần làm việc 59.1 giờ; trung bình mỗi ngày làm việc 9,7 giờ. Những người nhập cư có số giờ làm việc bình quân/ngày là 11 giờ.

Cuộc khảo sát ghi nhận trong số 96 chủ cơ sở SXKD thì có 41,7% (40 người) có thuê mướn lao động. Theo tiêu chí của ILO thì qui mô dưới 10 lao động nhưng ở đây qui mô lao động của các hộ thấp, trung bình số người được thuê mướn là 2,5 người, chủ yếu là bản thân và các thành viên trong gia đình tham gia SXKD.

Với hơn ½ người lao động không có hợp đồng lao động hoặc chỉ thỏa thuận miệng dễ dẫn đến tình trạng người lao động không được luật pháp bảo vệ về các quyền lợi khi làm việc như quyền được hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, và các trợ cấp chính thức khác, các quy định về nghỉ lễ, nghỉ phép hàng năm theo qui định của Luật lao động.

Trong KVPCT người lao động ít tham gia các đoàn thể xã hội, thiếu những tổ chức chuyên môn ngành nghề, thông qua đó có thể phản ánh những nguyện vọng, những quyền lợi của mình cũng như nâng cao sự hiểu biết nghề nghiệp. 79,3% người lao động không tham gia các tổ chức chính trị-xã hội nào. Chỉ có 20,7% có

tham gia các tổ chức; trong đó thu hút nhiều nhất là hội phụ nữ (53,3%); đoàn thanh niên , hội người cao tuổi (khoảng 10% mỗi tổ chức),…

KVKTPCT đã thu hút một tỷ lệ khá lớn lực lượng lao động, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, cũng như đóng góp cho xã hội một khối lượng hàng hóa và dịch vụ tương đối lớn, nhưng đời sống của những người lao động trong khu vực này thường chưa được ổn định, nhất là những người lao động cá thể, những người lãnh lương công nhật v.v… và chịu thiệt thòi hơn so với lao động trong khu vực chính thức do tình trạng làm việc không có hợp đồng để đảm bảo các quyền lợi dành cho người lao động.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TP.HCM (Trang 170 -176 )

×