trước khi thất nghiệp; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội; chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp 22
2.1.8.Trợ giúp xã hội:
Beveridge đi từ khía cạnh quyền con người cho rằng hệ thống trợ giúp xã hội quan tâm nhiều đến người nghèo và các đối tượng yếu thế khac trong xã hội như người già, người khuyết tật và trẻ em. Nguồn tài chính để thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội được lấy từ thuế và đó là trách nhiệm của Nhà Nước.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, có tính chất khẩn thiết , “cấp cứu” ở mức độ cần thiết cho những người lâm vào cảnh bần cùng không có khả năng tự lo liệu cuộc sống thường ngày của bản thân và gia đình. Như vậy, những người già yếu cô đơn không có người nuôi dưỡng, trẻ em mồ côi cha mẹ, người tàn tật không có nguồn nuôi dưỡng, người bị bệnh hiểm nghèo không có người chăm sóc nuôi dưỡng, người và gia đình bị thiên tai, địch họa gây tác hại nặng nề… được Nhà nước và cộng đồng cứu giúp. Có trợ giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất.23
2.2. Các lí thuyết vận dụng
2.2.1. Lý thuyết chính sách xã hội
Lý thuyết chính sách xã hội được hiểu là một tập hợp có tổ chức các định đề và giả thuyết khoa học nhằm nhận diện và giải thích các thực tế chính sách xã hội. Có bốn khuynh hướng luận nghiên cứu chính sách xã hội hiện đại:
-Khuynh hướng phân tích xã hội học vĩ mô theo truyền thống E. Durkhiem chú trọng mô tả và giải thích các xu hướng phát triển dài hạn liên quan đến quá trình